Nâng cao tỷ lệ ứng dụng cơ giới hóa trong các HTX nông nghiệp
Để nâng cao hiệu quả sản xuất và phù hợp với xu hướng phát triển của nông nghiệp hiện đại, các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào các khâu sản xuất. Nhiều loại máy, thiết bị hiện đại được áp dụng rộng rãi trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động và giá trị nông sản địa phương.
Khu vực làm giá thể để sản xuất mạ khay của HTX nông nghiệp Thiệu Công 36 (Thiệu Hóa).
Theo thống kê của Liên minh HTX tỉnh, tính đến tháng 3/2024 toàn tỉnh có 835 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Qua khảo sát, có nhiều HTX quan tâm phát triển thêm thành viên và huy động thêm vốn góp, đầu tư xây dựng nhà lưới, nhà thủy canh, mua sắm máy gặt đập liên hợp, máy làm đất, máy cấy... áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất nông nghiệp.
Vụ xuân năm 2024, HTX nông nghiệp Thiệu Công 36, xã Thiệu Công (Thiệu Hóa) sản xuất hơn 11 vạn khay mạ, tương ứng với khoảng 1.000ha gieo cấy. Với việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất quy mô lớn, HTX không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương mà còn phát triển dịch vụ gieo cấy cho các huyện Đông Sơn, Yên Định, Thọ Xuân... và một số tỉnh lân cận như Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, tạo việc làm thời vụ cho 45 - 50 lao động địa phương, thu nhập từ 7 - 10 triệu đồng/người/tháng. Giám đốc HTX Hoàng Minh Đức cho biết: "Trước đây từ làm đất, gieo mạ đến chăm sóc, thu hoạch... đều phải làm thủ công, thì đến nay hầu hết đã được áp dụng cơ giới hóa. Để hỗ trợ người dân và đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, HTX đã đầu tư 3 máy gặt đập liên hợp, 20 máy cấy. Máy móc đã giúp nông dân giảm rất nhiều sức lao động và giúp HTX nâng cao hiệu quả kinh tế cho các khâu dịch vụ".
Là một trong những đơn vị phát triển năng động, HTX dịch vụ tổng hợp Cẩm Thạch (Cẩm Thủy) đã đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng khu sản xuất mạ khay và vay đối ứng từ các nguồn tín dụng khác để đầu tư máy cày, máy cuộn rơm nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động dịch vụ. Giám đốc HTX Phùng Bá Thắng cho biết: "Là địa phương miền núi, nên nhu cầu sử dụng rơm rạ trong trồng trọt, chăn nuôi rất lớn. Những năm gần đây, tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch vừa lãng phí, vừa gây ô nhiễm môi trường không còn diễn ra. Chúng tôi đã mua máy cuộn rơm thu mua lại lượng rơm, rạ sau thu hoạch của người dân để tích trữ, cung ứng cho người có nhu cầu".
Theo tính toán của HTX dịch vụ tổng hợp Cẩm Thạch, mỗi ngày máy có thể thu, cuộn được 500 cuộn rơm, trọng lượng 15kg/cuộn, tương đương khoảng 4ha ruộng. Với giá bán tại ruộng khoảng 20 - 25 nghìn đồng/cuộn, thu nhập trong những ngày mùa của HTX có thể đạt từ 10 - 12 triệu đồng/ngày. Việc đầu tư máy móc vào sản xuất không chỉ mang lại doanh thu cho HTX mà còn giúp bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp bền vững, tạo thêm việc làm cho lao động địa phương.
Để nâng cao hiệu quả ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất nông nghiệp, hằng năm Liên minh HTX tỉnh đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm cho thành viên HTX. Từ nguồn kinh phí của Quỹ hỗ trợ phát triển HTX đã tạo điều kiện cho các HTX tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để mua sắm máy móc, thiết bị ứng dụng vào sản xuất. Cùng với đó, từ năm 2018 đến nay, nhờ hàng loạt các chính sách hỗ trợ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp theo các nghị quyết của HĐND tỉnh, đã có 28 HTX được hỗ trợ kinh phí mua sắm máy cấy, máy gặt đập liên hợp, máy sấy để nâng cao hiệu quả sản xuất, tổng kinh phí hơn 17 tỷ đồng và 10 HTX được hỗ trợ kinh phí đối ứng mua máy thu hoạch mía, xây dựng hệ thống tưới mía mặt ruộng, kinh phí thực hiện hơn 31,7 tỷ đồng. Thông qua nguồn hỗ trợ, các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho lao động địa phương. Đồng thời, góp phần nâng tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa các khâu trong sản xuất các cây trồng chính như: cây lúa, tỷ lệ làm đất 98%, gieo trồng 22%, thu hoạch 82%, vận chuyển 79%; cây ngô, tỷ lệ làm đất 88%, gieo trồng 7%, thu hoạch 16%, vận chuyển 84%; cây lạc, tỷ lệ làm đất 62%, vận chuyển 55%. Cây mía, tỷ lệ làm đất 99%, gieo trồng 20%, thu hoạch 15%, vận chuyển 95%. Cây sắn, tỷ lệ làm đất 83%, vận chuyển 71%...
Bài và ảnh: Lê Hòa
{name} - {time}
-
2025-01-15 11:20:00
Nhiều mô hình nông nghiệp thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu
-
2025-01-15 10:01:00
Prudential khai trương Văn phòng Tổng đại lý theo mô hình mới tại huyện Thiệu Hóa
-
2024-03-18 19:06:00
Góp phần phát triển các sản phẩm OCOP
Vinamilk 28 năm liên tiếp giữ danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao
Mở rộng thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường các dự án giao thông
Bản tin tài chính 18/3/2024: Giá vàng sẽ giảm mạnh, trong khi chờ đợi tín hiệu từ Mỹ
Tập huấn điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024
Huy động các nguồn lực xây dựng xã nông thôn mới nâng cao Liên Lộc
Trên những cánh đồng liên kết sản xuất
Từ câu chuyện “treo” thưởng của doanh nghiệp
Bản tin tài chính 16/3/2024: Giá vàng thế giới giảm mạnh, trong nước ổn định
Nâng cao tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm