(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, tình trạng bạo hành trẻ em có chiều hướng gia tăng tại các trường học, nhà hàng và thậm chí cả trong gia đình. Bạo hành không chỉ dừng lại ở việc đánh đập tàn nhẫn, mà còn bao gồm cả việc xúc phạm danh dự, mắng nhiếc và đe dọa tinh thần của trẻ em. Những hành vi này không để lại vết thương bên ngoài cho trẻ, nhưng lại gây ra tổn thương tinh thần và tâm lý của trẻ đến suốt cuộc đời.

Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng, chống bạo lực thể chất đối với trẻ em

Những năm gần đây, tình trạng bạo hành trẻ em có chiều hướng gia tăng tại các trường học, nhà hàng và thậm chí cả trong gia đình. Bạo hành không chỉ dừng lại ở việc đánh đập tàn nhẫn, mà còn bao gồm cả việc xúc phạm danh dự, mắng nhiếc và đe dọa tinh thần của trẻ em. Những hành vi này không để lại vết thương bên ngoài cho trẻ, nhưng lại gây ra tổn thương tinh thần và tâm lý của trẻ đến suốt cuộc đời.

Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng, chống bạo lực thể chất đối với trẻ emHội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Thanh Hóa tổ chức tập huấn chính sách và quy tắc ứng xử khi làm việc với trẻ em, sự tham gia của trẻ em.

Nhằm nâng cao nhận thức về bạo lực thể chất và phương pháp kỷ luật tích cực; nâng cao năng lực về phương pháp kỷ luật tích cực cho cán bộ địa phương, các tổ chức dân sự xã hội hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em; các sáng kiến cộng đồng về việc giáo dục không bạo lực; tích hợp, lồng ghép phòng, chống bạo lực thể chất vào các cơ chế bảo vệ trẻ em,... tổ chức Terre des Hommes (CHLB Đức) đã tài trợ cho Hội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Thanh Hóa triển khai Dự án “Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng, chống bạo lực thể chất đối với trẻ em trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (gọi tắt là Dự án). Dự án được triển khai thực hiện từ tháng 3/2024 đến 31/10/2026.

Để triển khai có hiệu quả Dự án, ngày 14/3/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1008/QĐ-UBND về việc phê duyệt tiếp nhận khoản viện trợ thực hiện Dự án. Theo quyết định được phê duyệt, Dự án hướng tới mục tiêu tổng quát đóng góp vào việc bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực thể chất thông qua việc tích hợp giáo dục cha mẹ không sử dụng bạo lực và áp dụng phương pháp kỷ luật tích cực vào các cơ chế bảo vệ trẻ em tại tỉnh Thanh Hóa. Dự án sẽ được triển khai tại các phường Đông Thọ, Đông Vệ, Đông Sơn, Quảng Hưng, Quảng Phú (TP Thanh Hóa); thị trấn Hậu Lộc và các xã Ngư Lộc, Triệu Lộc, Hưng Lộc, Phú Lộc (Hậu Lộc); thị trấn Bút Sơn và các xã Hoằng Phong, Hoằng Đức, Hoằng Tiến, Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa). Tổng vốn Dự án là 75.000 Euro, tương đương hơn 1,8 tỷ đồng do tổ chức Terre des Hommes viện trợ không hoàn lại.

Quyết định cũng nêu rõ, Hội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Thanh Hóa - chủ dự án: Thực hiện công tác quản lý, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện dự án, đảm bảo việc thực hiện dự án được triển khai đến đúng đối tượng, nội dung đã được phê duyệt, phù hợp với quy định của pháp luật và không ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương; định kỳ báo cáo UBND tỉnh, bên tài trợ và các cơ quan chức năng theo quy định; báo cáo kết thúc dự án chậm nhất không quá 6 tháng đến UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, đồng thời, tổ chức nghiệm thu, đánh giá và tiến hành các biện pháp cần thiết để khai thác và bàn giao kết quả đạt được cho đối tượng thụ hưởng theo quy định. Tổ chức Terre des Hommes và các sở, ngành liên quan, các đơn vị, địa phương, theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp, tổ chức thực hiện Dự án tại địa bàn đảm bảo đúng theo các quy định pháp luật liên quan...

Sau khi tiếp nhận dự án, đại diện tổ chức Terre des Hommes phối hợp với Hội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức các lớp tập huấn nhằm trao đổi, chia sẻ các kiến thức về chính sách bảo vệ trẻ em, trách nhiệm bảo vệ trẻ em, các hình thức bạo lực đối với trẻ em, các nguyên tắc về hành vi đối với trẻ em, quyền tham gia của trẻ, các nguyên tắc tham gia của trẻ và các nguyên tắc khi làm việc với trẻ em... Đồng thời, hướng dẫn thực hành các kỹ năng cơ bản khi ứng xử với trẻ thông qua các tình huống như kỹ năng bảo vệ trẻ, cách nhận diện tình huống có nguy cơ mất an toàn cho trẻ, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu trẻ, tạo dựng môi trường thân thiện cho trẻ; cách thiết kế các chương trình an toàn và triển khai chính sách, biện pháp bảo vệ trẻ em. Đồng thời, giao lưu, trao đổi, chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại địa phương mình.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]