Nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát môi trường biển
Vùng ven biển của tỉnh là một trong những khu vực phát triển kinh tế năng động, bao gồm các cơ sở công nghiệp nặng (nhiệt điện, luyện kim, gang thép, xi măng, lọc hóa dầu...), du lịch - dịch vụ, giao thông vận tải biển, khai thác nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản... Những hoạt động này luôn tiềm ẩn nguy cơ tác động xấu đến chất lượng môi trường biển nếu không được quản lý và kiểm soát chặt chẽ.
Diễn tập ứng phó với sự cố tràn dầu nhằm kiểm soát và bảo vệ môi trường biển tại Cảng biển Nghi Sơn.
Từ yêu cầu thực tiễn đặt ra, để nâng cao hiệu quả quản lý và kiểm soát chất lượng môi trường biển, cùng với công tác tuyên truyền, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã, đang phối hợp với các địa phương, đơn vị chức năng thực hiện nhiều giải pháp thiết thực như, tăng cường quan trắc tổng hợp môi trường biển; chủ động ứng phó với sự cố tràn dầu, hóa chất trên biển; quản lý chặt chẽ hoạt động nhận chìm ở biển... Trong đó hoạt động quan trắc tổng hợp môi trường biển được thực hiện thường xuyên kể từ năm 2013 đến nay. Phạm vi khảo sát, lấy mẫu quan trắc là các khu nuôi hải sản tập trung, khu vực cửa sông, cảng biển, cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão thuộc 6 địa phương ven biển gồm: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, thị xã Nghi Sơn và TP Sầm Sơn.
Theo ông Trịnh Ngọc Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Biển, Hải đảo, Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (Sở TN&MT), mỗi năm Sở TN&MT phối hợp với đơn vị liên quan tổ chức quan trắc từ 3 đến 4 đợt tại các địa phương trên. Kết quả quan trắc được thông báo đến các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển để nắm bắt hiện trạng, xu hướng diễn biến chất lượng môi trường biển, kịp thời phát hiện, cảnh báo các sự cố ô nhiễm môi trường cũng như đưa ra các giải pháp khắc phục, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
Bên cạnh việc trực tiếp lấy mẫu quan trắc, Sở TN&MT còn tổ chức vận hành hiệu quả 1 trạm quan trắc môi trường nước biển tại phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn; 1 trạm quan trắc chất lượng không khí đặt tại trụ sở Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp. Các trạm quan trắc này vận hành liên tục 24h/ngày theo quy định, chuỗi số liệu thu thập đảm bảo độ tin cậy, chính xác phục vụ đắc lực cho quản lý Nhà nước về môi trường. Ngoài ra, tại một số công ty, doanh nghiệp cũng đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động nước thải và khí thải như: Nhà máy xi măng Nghi Sơn; Nhà máy gang thép Nghi Sơn; Công ty CP Môi trường Nghi Sơn; Khu du lịch sinh thái FLC; Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn I; Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn II; Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn... Kết quả này đã góp phần quan trọng vào mục tiêu kiểm soát và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
Đối với hoạt động phòng ngừa, ứng phó với sự cố tràn dầu, hóa chất trên biển, Chi cục trưởng Chi cục Biển, Hải đảo, Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, Sở TN&MT Trịnh Ngọc Dũng cho biết: "Sở TN&MT thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hội nghị phổ biến kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Thanh Hóa đến các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Các huyện, thị xã, thành phố cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phương án phòng, chống khi có tình huống khẩn cấp, nguy kịch có thể xảy ra. Ngoài ra hoạt động kiểm tra ứng phó sự cố tràn dầu ở các đơn vị, địa phương cũng được ngành thực hiện theo kế hoạch. 3 năm gần đây, ngành đã tổ chức kiểm tra gần 150 cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, TP Sầm Sơn, TP Thanh Hóa... Qua kiểm tra đã xử lý kịp thời những sai phạm; đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức, hành động của người dân, của các cơ sở, sản xuất kinh doanh trong phòng ngừa, ứng phó với sự cố tràn dầu".
Thực tế, nếu xảy ra sự cố tràn dầu hay việc xả thải chưa qua xử lý trong hoạt động sản xuất, kinh doanh không chỉ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái biển mà còn tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế. Vì vậy, chủ động kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường biển luôn là nhiệm vụ hết sức quan trọng và đòi hỏi sự vào cuộc tích cực, trách nhiệm từ nhiều phía. Trong đó ngành chức năng, chính quyền các địa phương cần tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp, nhất là khu vực cảng, khu khai thác cần nâng cao tính an toàn, hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mỗi người dân cần nâng cao ý thức trong việc xả thải và bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
Bài và ảnh: Phong Sắc
{name} - {time}
-
2025-01-08 08:53:00
“Tuyên chiến” với ô nhiễm không khí: Hành động vì bầu trời xanh, không khí sạch
-
2025-01-08 06:30:00
Dự báo thời tiết 8/1: Không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam, Bắc bộ mưa rải rác
-
2024-12-02 08:47:00
Thời tiết tháng 12/2024: Rét đậm, rét hại xuất hiện vào khoảng thời gian nào?
Dự báo thời tiết 2/12: Miền Bắc ngày nắng, miền Nam mưa rải rác
Dự báo thời tiết 1/12: Bắc Bộ trời hửng nắng sau 1 tuần đón không khí lạnh
Tuần sau, miền Bắc khả năng mưa rét, có nơi 9 độ C
Dự báo thời tiết 28/11: Bắc Bộ trời hửng nắng sau 1 tuần đón không khí lạnh
Chống rác thải nhựa góp phần bảo vệ môi trường
Dự báo thời tiết ngày 29/11: Miền Bắc hửng nắng, Trung bộ giảm mưa
Dự báo thời tiết 28/11: Miền Bắc tiếp tục đón không khí lạnh, miền Trung đề phòng mưa lũ
Khởi công xây dựng nhà máy amoniac xanh lớn nhất thế giới
Dự báo thời tiết ngày 27/11: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét, vùng núi cao dưới 10 độ C