(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm, huyện Mường Lát đã và đang tập trung phát triển các cây trồng chủ lực, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Mường Lát phát triển cây trồng chủ lực

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm, huyện Mường Lát đã và đang tập trung phát triển các cây trồng chủ lực, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Mường Lát phát triển cây trồng chủ lựcChị Hà Thị Mến, bản Bàn, xã Quang Chiểu thu hoạch lúa của gia đình.

Gia đình chị Hà Thị Mến, bản Bàn, xã Quang Chiểu có gần 5 sào lúa nếp Cay Nọi. Tuy không phải là hộ có diện tích trồng lúa nếp nhiều, nhưng từ khi tham gia mô hình trồng lúa nếp Cay Nọi, điều kiện kinh tế gia đình chị Mến cũng được cải thiện đáng kể. Từ một hộ nghèo của xã, nay gia đình chị Mến đã có của ăn, của để và vươn lên thoát nghèo. Theo tính toán của người dân xã Quang Chiểu, mỗi 1 ha lúa nếp Cay Nọi cho thu hoạch khoảng 45 - 47 tạ, sau khi trừ các khoản chi phí, bình quân cho lợi nhuận hơn 40 triệu đồng/ha/vụ.

Lúa nếp Cay Nọi được bà con Nhân dân xã Quang Chiểu gieo trồng đã từ lâu đời, trở thành cây trồng chủ lực của địa phương. Toàn xã có hơn 400 ha đất nông nghiệp thì có hơn 300 ha trồng lúa nếp Cay Nọi. Cây lúa nếp Cay Nọi được trồng 2 vụ trong năm. Năm 2021, lúa nếp Cay Nọi ở Mường Lát được địa phương xây dựng thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện. Từ khi gạo Cay Nọi trở thành sản phẩm nông nghiệp hàng hóa được thị trường ưa chuộng, đã mở ra cơ hội thoát nghèo cho nhiều hộ dân. Sản phẩm thu hoạch đến đâu tiêu thụ hết đến đấy, thậm chí nhiều thương lái còn đến tận nơi đặt tiền trước để thu mua.

Cùng với lúa nếp Cay Nọi, cây sắn cũng đang được huyện Mường Lát phát triển theo hướng tập trung quy mô lớn, gắn với đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất và liên kết chế biến, bao tiêu sản phẩm. Theo quy hoạch vùng trồng sắn của huyện có diện tích 2.500 ha. Hiện nay sắn đã được Nhà máy chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh cam kết bao tiêu sản phẩm. Đây là cơ hội để huyện Mường Lát khuyến khích người dân trên địa bàn mở rộng diện tích trồng sắn. Để phát triển vùng nguyên liệu sắn một cách bền vững, có năng suất, chất lượng cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương, huyện Mường Lát đã xây dựng kế hoạch dài hạn về cây sắn và xác định cây sắn là cây trồng chủ lực, đúng với tinh thần Thông tư số 37, ngày 25-12-2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; huyện cũng xây dựng chính sách hỗ trợ về giống, bảo vệ thực vật và những biện pháp phòng, chống dịch, bao vây dịch bệnh đối với cây sắn. Bên cạnh đó, đưa những bộ giống mới có năng suất và khả năng kháng bệnh cao vào trồng, từng bước chuyển giao thay thế dần giống cũ...

Cùng với cây trồng chủ lực, trên cơ sở tiềm năng sẵn có về đất đai, khí hậu, huyện Mường Lát còn tập trung phát triển các loại cây lương thực có hạt, cây công nghiệp và cây ăn quả, qua đó góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đối với cây lương thực, diện tích lúa nước tính bình quân hàng năm gieo trồng được khoảng 2.007/1.861 ha, đạt tỷ lệ 107,8% so với kế hoạch; diện tích cây ngô, cây sắn đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đối với cây ăn quả, tổng diện tích hiện có là 382,71 ha, trong đó diện tích trồng mới giai đoạn 2021-2023 là 27,4/294 ha, đạt 9,3% so với kế hoạch; tổng diện tích rừng trồng 570,71 ha/1.000 ha, đạt tỷ lệ 57,07% so với kế hoạch, trong đó có 519,17 ha rừng trồng mới và 51,542 ha trồng lại rừng sau khai thác bằng cây quế...

Đồng chí Triệu Minh Xiết, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Lát, cho biết: Để xây dựng và phát triển huyện Mường Lát nhanh, bền vững, không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân, thu hẹp khoảng cách phát triển so với bình quân khu vực miền núi của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2030 thoát khỏi huyện nghèo; đến năm 2045 kinh tế - xã hội, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt mức bình quân của các huyện miền núi của tỉnh. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là sự quan tâm đặc biệt của tỉnh đối với huyện Mường Lát; cũng là kết quả của một quá trình khảo sát, làm việc, tính toán kỹ lưỡng, từ đó mở ra cơ hội cho huyện nghèo biên giới một hướng phát triển mới. Để góp phần vào thành công chung của nghị quyết, trước mắt đòi hỏi Đảng bộ và Nhân dân trong huyện phải tranh thủ, nắm bắt tốt các cơ hội, phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng, khắc phục khó khăn, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu để phát triển. Trong đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được xác định là thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, theo đó cần nghiên cứu đưa các loại cây trồng, vật nuôi và các mô hình sản xuất chủ lực vào sản xuất, phù hợp điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác của đồng bào... Qua đó, từng bước đưa nông nghiệp phát triển bền vững, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống Nhân dân.

Bài và ảnh: Gia Bảo



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]