(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 18-8-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”, thời gian qua, MTTQ các cấp đã phối hợp với UBND cùng cấp tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác bảo đảm VSATTP.

Tin liên quan

Đọc nhiều

MTTQ các cấp tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

Thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 18-8-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”, thời gian qua, MTTQ các cấp đã phối hợp với UBND cùng cấp tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác bảo đảm VSATTP.

MTTQ các cấp tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

Khách hàng chọn mua thực phẩm sạch tại cửa hàng giới thiệu thực phẩm sạch (Công ty CP Thực phẩm Lang Liêu) ở phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa).

Việc triển khai thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU đã nhận được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, sự phối hợp của chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nên đã góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân và cộng đồng về bảo đảm VSATTP. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã chủ động ký kết chương trình phối hợp với UBND tỉnh; đồng thời ban hành kế hoạch và các văn bản hướng dẫn MTTQ các cấp và tổ chức thành viên thực hiện. MTTQ cấp huyện đã tổ chức ký chương trình phối hợp với UBND cùng cấp; đồng thời ban hành nhiều văn bản, kế hoạch tổ chức thực hiện phù hợp với từng địa phương. Công tác tuyên truyền, tập huấn, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về công tác bảo đảm VSATTP đã có chuyển biến tích cực, hiệu quả tác động tích cực đến công tác quản lý Nhà nước về vật tư nông nghiệp, ATTP cũng như quá trình sản xuất, kinh doanh của tập thể, cá nhân ở cơ sở. Công tác giám sát của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội từng bước được tổ chức thực hiện hiệu quả, có trọng tâm. Nhiều nội dung kiến nghị sau giám sát được cấp ủy, chính quyền tập trung khắc phục, góp phần thực hiện tốt công tác bảo đảm VSATTP của tỉnh. Mặt trận đã chủ động phối hợp lồng ghép tuyên truyền thực hiện công tác bảo đảm VSATTP với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, đồng thời xác định nội dung ATTP là một trong những tiêu chí thi đua, đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới; đơn vị kiểu mẫu; khu dân cư văn hóa và gia đình văn hóa. MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên đã tích cực phối hợp với hội nông dân, liên minh HTX, hộ sản xuất xây dựng chuỗi và mô hình sản xuất bảo đảm VSATTP, tuyên truyền thực hiện chính sách phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tập trung.

Trong 3 năm (2017-2019), Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với các tổ chức thành viên lồng ghép công tác bảo đảm VSATTP vào 5 nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tổ chức 12 lớp tập huấn cho cán bộ mặt trận từ tỉnh đến khu dân cư, với 3.765 lượt người tham gia. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức 12 lớp tập huấn với 1.682 lượt người tham dự; 428 hội nghị/hội thảo/tập huấn kiến thức về chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nông – lâm – thủy sản với 27.937 lượt người tham dự. Ủy ban MTTQ cấp tỉnh, huyện đã phối hợp với UBND cùng cấp tổ chức 873 hội nghị với 42.368 lượt người tham gia; phối hợp với các cơ quan truyền thông đăng tải 8.320 tin, bài, bản tin phát trên hệ thống truyền thanh cơ sở; xây dựng 2.869 cụm pa-nô, áp-phích; 8.147 băng-zôn khẩu hiệu...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã chủ trì, phối hợp với hội nông dân, hội LHPN, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương tổ chức giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về công tác bảo đảm VSATTP tại 16 huyện, thành phố, 22 xã, 20 khu dân cư, 23 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Ủy ban MTTQ các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đã tổ chức 42 cuộc giám sát; MTTQ cấp xã tổ chức 438 cuộc giám sát về công tác bảo đảm môi trường và VSATTP. Nội dung giám sát tập trung vào việc thực hiện các quy định pháp luật trong quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản; giám sát quá trình sản xuất, kinh doanh để xác nhận thực phẩm an toàn ở cơ sở; giám sát việc cấp giấy chứng nhận các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh vật tư nông nghiệp; việc cấp giấy chứng nhận các cơ sở đủ điều kiện ATTP... Qua giám sát, đã phát hiện 37 cơ sở chăn nuôi chưa đạt yêu cầu, 43 cơ sở kinh doanh vi phạm về chất lượng, nhãn mác, thuốc hết hạn sử dụng, phân bón kém chất lượng, thuốc bảo vệ thực vật sai nhãn mác. Các đoàn giám sát đã kiến nghị chính quyền các cấp chỉ đạo các ngành chức năng xử lý theo quy định của pháp luật; đồng thời đề nghị tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo đảm VSATTP trên địa bàn.

Theo đồng chí Hà Văn Thủy, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, để nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm VSATTP, trong thời gian tới, Ủy ban MTTQ tỉnh tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện về nguồn lực để thực hiện tốt công tác phối hợp tuyên truyền, vận động và giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm. Hướng dẫn MTTQ các cấp lồng ghép nội dung Nghị quyết 04-NQ/TU vào nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Phối hợp tổ chức các hội nghị tập huấn về kiến thức, kỹ năng vận động và giám sát VSATTP cho MTTQ cấp huyện, cấp xã và khu dân cư. Triển khai các mô hình “Khu dân cư đảm bảo VSATTP”; khu dân cư “3 không”. Tổ chức giám sát thực hiện pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; giám sát bảo đảm VSATTP trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm nông sản thực phẩm...

Nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm

MTTQ các cấp tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

Thời gian qua, mặc dù Nhà nước và các cơ quan chức năng đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), cũng như tạo ra hành lang pháp lý để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, vấn đề kiểm tra, kiểm soát VSATTP vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn cả về mặt con người lẫn phương tiện giám định đồng bộ thực phẩm. Vì vậy, theo tôi, để nâng cao chất lượng công tác kiểm soát VSATTP cần phải khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về ATTP; hướng dẫn cặn kẽ, đầy đủ, kịp thời giúp các cơ sở sản xuất, kinh doanh phát triển đúng định hướng, tuân thủ nghiêm quy trình và các quy định về VSATTP khi đi vào hoạt động. Đồng thời, tăng cường, nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP, nhất là ở cấp huyện, xã; xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm, có như vậy mới sàng lọc, giúp những cơ sở thực sự có chất lượng tồn tại và phát triển, những cơ sở thiếu ý thức, điều kiện cần thiết buộc phải dừng hoạt động.

Hoàng Thị Hồng

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP Thanh Hóa

Tăng cường quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

MTTQ các cấp tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

Việc quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) ở cơ sở (nhất là cấp xã) hiện nay chưa thật sự hiệu quả, còn nhiều bất cập. Nguyên nhân chính là đội ngũ cán bộ cơ sở không đủ để thực hiện thường xuyên công tác quản lý về VSATTP. Công tác phối hợp kiểm tra liên ngành chưa chặt chẽ, chủ yếu tập trung vào những đợt cao điểm, tháng hành động, các dịp lễ, tết. Bên cạnh đó ý thức tự giác, trách nhiệm đối với cộng đồng của mỗi người sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm còn hạn chế, ít quan tâm đầu tư cơ sở để đảm bảo VSATTP theo quy định. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về VSATTP, theo tôi, người đứng đầu các địa phương cần quan tâm hơn nữa, huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc. Mặt trận và các đoàn thể tích cực tham gia đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân trong quá trình sản xuất, buôn bán nông sản, thực phẩm, chế biến thức ăn; tổ chức phát động để người dân tham gia đăng ký, cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

Trần Văn Long

Chủ tịch UBND xã Nga Trường (Nga Sơn)

Bảo đảm an toàn thực phẩm - trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh

MTTQ các cấp tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

Để công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) được thực hiện tốt, đồng bộ và xuyên suốt, theo tôi, các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân cần thực sự hành động đúng với trách nhiệm trong chức năng, nhiệm vụ của mình đối với vấn đề bảo đảm ATTP cho cộng đồng, quản lý, giám sát từ khâu nuôi, trồng cho đến bàn ăn. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người sản xuất, kinh doanh thực phẩm thấy rõ ý thức, trách nhiệm của mình đối với người tiêu dùng; phổ biến kiến thức pháp luật về ATTP nhằm nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân và cộng đồng về tầm quan trọng của ATTP đối với đời sống xã hội, sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Song song với tuyên truyền, giáo dục pháp luật thì việc lên án, phê phán những hành vi sai trái trong thực hiện các quy định về ATTP là rất cần thiết. Cùng với tuyên truyền, việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát là nhiệm vụ quan trọng quyết định mức độ ảnh hưởng của ATTP tới sức khỏe con người và cũng chính là giải pháp đảm bảo ATTP trong tình hình hiện nay.

Nguyễn Bá Thang

Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nước mắm Thanh Hương

Lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng

MTTQ các cấp tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

Trên thị trường hiện nay, nhiều mặt hàng thật giả đan xen, vàng thau lẫn lộn thì việc lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nhất là các loại thực phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người ngày càng được người tiêu dùng lựa chọn. Tuy nhiên, trước thực trạng thực phẩm “bẩn” vẫn trà trộn trên thị trường, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng thì việc phân biệt thực phẩm sạch với thực phẩm bẩn, độc hại là điều rất khó. Vì thế, theo tôi, cách tốt nhất để lựa chọn thực phẩm an toàn là nên mua ở những địa điểm bán hàng uy tín, chất lượng; sản phẩm có tem nhãn, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Lực lượng quản lý thị trường, cùng với việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường chống hàng giả, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm cần tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo người tiêu dùng chỉ sử dụng hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Vận động các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Cùng sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, hơn ai hết, chúng ta hãy là những người thông thái trong việc lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn để không chỉ bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình mà còn góp phần khuyến khích sản xuất, kinh doanh thực phẩm sạch, an toàn...

Hoàng Thị Thủy

(Bệnh viện Đa khoa tỉnh)

Bài và ảnh: Phan Nga



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]