“Miếng bánh” tết
Tết đã đến gần và thông tin thưởng tết là vấn đề được nhiều người quan tâm ở thời điểm này. Trong dòng chảy ấy, có một tin rất vui là tết này trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ không còn tình trạng người lao động phải nhận sản phẩm của doanh nghiệp làm ra thay cho quà tết hoặc không được thưởng tết. Dù ít, dù nhiều, thì một đồng tiền thưởng tết cũng khiến người nhận thấy ấm lòng.
Ảnh minh họa.
Cụ thể, theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đến ngày 25/12/2023 - ngày cuối cùng doanh nghiệp phải báo cáo dự kiến thưởng tết, các doanh nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa đã báo cáo kế hoạch thưởng Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Trong đó, mức thưởng thấp nhất đối với người lao động Tết Nguyên đán là 200.000 đồng. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp dự kiến mức thưởng bình quân sẽ cao hơn tết trước, dù số doanh nghiệp gặp khó khăn trên địa bàn vẫn còn nhiều, nhất là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giày da, may mặc, cũng là những doanh nghiệp có rất đông công nhân.
Như vậy, cảnh tượng trớ trêu khi công nhân phải nhận chiếc áo, đôi giày, thậm chí là những vật dụng mà họ rất khó để sử dụng phù hợp vào ngày cận tết thay cho tiền thưởng từ doanh nghiệp sẽ không tái diễn dịp tết này. Giá trị thưởng tết có ít thì vẫn là đồng tiền, sẽ giúp người lao động chủ động trong việc sắm tết thay cho việc loay hoay làm gì với sản phẩm để có thể quy đổi ngay thành chiếc bánh, cân giò. Bởi, dù giá trị sản phẩm cao nhưng người nhận không có nhu cầu sử dụng phải đem đi bán lại với mức giá rẻ hơn nhiều, thậm chí là không bán được.
Việc thưởng tết bằng sản phẩm phản ánh thực trạng khó khăn của doanh nghiệp đã đành, nhưng qua đó cho thấy sự quan tâm của doanh nghiệp với tài sản lớn nhất của mình là người lao động vẫn chưa thỏa đáng. Người lao động có nghĩa vụ chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, nhưng rõ ràng sau một năm lao động, thì khoản thưởng tết là sự trông chờ của nhiều người. Đó là tâm lý chung, cũng là nhu cầu thực tế của rất nhiều người, chủ doanh nghiệp phải hiểu để có biện pháp chia sẻ.
Tâm lý của người lao động là “trăm đồng tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”. Dù pháp luật không quy định bắt buộc và cụ thể về việc doanh nghiệp phải thưởng tết, nhưng đó là văn hóa, đáp ứng mong muốn của số đông. Cao hơn, thưởng tết còn là biện pháp để doanh nghiệp “giữ chân” và khuyến khích người lao động. Một đồng thưởng tết mà chủ doanh nghiệp bỏ ra sẽ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp lớn hơn gấp nhiều lần. Qua báo cáo thưởng tết của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cho thấy đang có bước chuyển rất đáng mừng. “Miếng bánh” tết của người lao động sẽ dày hơn, niềm tin của họ đối với doanh nghiệp rồi sẽ lớn hơn.
Thái Minh
{name} - {time}
-
2024-12-15 14:10:00
Phát huy vai trò nhân sĩ, trí thức trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
-
2024-12-15 13:46:00
Gieo mầm tri thức nơi biên cương
-
2023-12-28 15:15:00
Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa Đông Xuân năm 2023-2024
Hiệu quả bước đầu từ việc hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp
Báo động tình trạng sạt lở bờ sông Chu
Các cấp Hội Cựu TNXP tỉnh hướng về các hoạt động vì nghĩa tình đồng đội
Thị xã Bỉm Sơn đẩy mạnh các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động
Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lao động, người có công và xã hội
Xây dựng môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp: Những cách làm hay của các khu dân cư
Làng hương vào vụ tết
Thị trường lao động nhộn nhịp cuối năm
Tổ chức đón tiếp hơn 2,2 triệu đồng bào và khách quốc tế đến viếng Bác