Lượng khí thải CO2 từ ngành năng lượng năm 2024 cao kỷ lục
Theo báo cáo thống kê thường niên về năng lượng thế giới do Viện Năng lượng công bố ngày 26/6, lượng khí thải CO2 toàn cầu từ ngành năng lượng đã đạt mức cao kỷ lục trong năm ngoái - đánh dấu đà tăng năm thứ 4 liên tiếp.
Khói thải bốc lên tại nhà máy điện than RWE ở Neurath, miền Tây Đức. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)
Nguyên nhân là việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch vẫn tiếp tục gia tăng dù năng lượng tái tạo đạt mốc cao kỷ lục.
Số liệu báo cáo cho thấy thách thức lớn trong nỗ lực đưa nền kinh tế thế giới thoát khỏi nhiên liệu hóa thạch khi mà cuộc xung đột tại Ukraine làm thay đổi dòng chảy dầu khí từ Nga và căng thẳng tại Trung Đông làm dấy lên lo ngại về an ninh nguồn cung.
Theo báo cáo, tổng nguồn cung năng lượng toàn cầu năm 2024 tăng 2% so với năm trước đó, trong đó tất cả các nguồn năng lượng như dầu mỏ, khí đốt, than đá, hạt nhân, thủy điện và năng lượng tái tạo, đều ghi nhận mức tăng - xu thế chưa từng xảy ra kể từ năm 2006.
Tình trạng này khiến lượng khí thải CO2 năm 2024 tăng khoảng 1%, vượt mức kỷ lục của năm trước đó 40,8 gigaton CO2 tương đương.
Theo ghi nhận, 2024 cũng là năm nóng nhất trong lịch sử với mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu lần đầu tiên vượt quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Trong số các loại nhiên liệu hóa thạch, khí đốt tự nhiên ghi nhận mức tăng lớn nhất 2,5%.
Than đá tăng 1,2%, tiếp tục giữ vị trí là nguồn phát điện lớn nhất toàn cầu, trong khi dầu mỏ tăng dưới 1%.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng điện gió và điện Mặt Trời tăng trưởng ấn tượng 16% trong năm 2024, tăng nhanh gấp 9 lần tốc độ tăng nhu cầu năng lượng toàn cầu.
Hội nghị các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP28) tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) năm 2023 đã chứng kiến các quốc gia ký kết một hiệp ước chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang hệ thống năng lượng để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Tuy nhiên, các nhà phân tích theo dõi tiến trình chuyển đổi năng lượng bày tỏ lo ngại thế giới hiện không đi đúng lộ trình để đạt được mục tiêu toàn cầu tăng gấp 3 công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030, mặc dù đã đạt được mức tăng trưởng kỷ lục./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-07-18 06:38:00
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão WIPHA, Thanh Hóa chủ động ứng phó
-
2025-07-18 06:17:00
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, Thanh Hóa sẽ mưa lớn
-
2025-07-17 06:51:00
Áp thấp nhiệt đới di chuyển, khả năng mạnh lên thành bão
Núi lửa ở gần thủ đô của Iceland phun trào trở lại
Biển Đông sắp đón bão, miền Bắc có nguy cơ mưa lớn
Sáng kiến hay cho nguồn nước sạch
Thanh Hóa: Nắng nóng kéo dài trong 3 ngày tới, chiều tối có mưa dông bất ngờ
Quản lý khoáng sản - những vấn đề đặt ra
Dự báo thời tiết 26/6: Cả nước có mưa cục bộ, cảnh báo lũ quét vùng núi Bắc Bộ
Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ khoảng 20km/h
Dự báo thời tiết 25/6: Biển Đông chuẩn bị đón áp thấp nhiệt đới
Xuất hiện áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông