(Baothanhhoa.vn) - Ở một số ngành nghề, lương thấp cán bộ có thể đi làm thêm, nhưng với giáo viên, thì bởi đặc thù của một ngành mà những người công tác ở đó được ví như là kỹ sư tâm hồn, hình ảnh đẹp cho học sinh và phụ huynh, thì khó để mà giáo viên có thể đi làm thêm được, ngoại trừ một bộ phận nhỏ có thể dạy thêm. Nhưng rồi, nhiều giáo viên vẫn phải vượt “lằn ranh” ấy để sinh tồn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lương cho giáo viên

Ở một số ngành nghề, lương thấp cán bộ có thể đi làm thêm, nhưng với giáo viên, thì bởi đặc thù của một ngành mà những người công tác ở đó được ví như là kỹ sư tâm hồn, hình ảnh đẹp cho học sinh và phụ huynh, thì khó để mà giáo viên có thể đi làm thêm được, ngoại trừ một bộ phận nhỏ có thể dạy thêm. Nhưng rồi, nhiều giáo viên vẫn phải vượt “lằn ranh” ấy để sinh tồn.

Lương cho giáo viên

Giờ thì chúng ta không còn lạ khi học sinh hay phụ huynh nào đó vào chợ lại gặp chính giáo viên của mình đang đứng bán hàng. Mua cũng khó mà không mua cũng rất khó. Từng có câu chuyện một học sinh gặp cô giáo chủ nhiệm đẩy xe la ghim trên đường. Cả hai không muốn giáp mặt nhau nên cùng cố tình tránh khiến chiếc xe hàng chơ vơ trên đường, và mất mát. Câu chuyện cuộc sống ấy được đăng trên mạng xã hội thu hút nhiều người quan tâm, cũng là tiếng nói thiết tha mà xã hội muốn thông qua đó kiến nghị cơ quan có thẩm quyền quan tâm hơn nữa đến thu nhập của nhà giáo.

Từ xưa, nghề dạy học đã được xem là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Vì cao quý mà rất nhiều người đã chấp nhận cảnh “giấy rách cũng giữ lấy lề”, nhất quyết không làm việc gì mà họ nghĩ rằng sẽ làm tổn thương hình ảnh nhà giáo. Nhiều người phải co mình trong mức thu nhập ít ỏi để bảo toàn cuộc sống bản thân và gia đình. Đó cũng là những hạn chế khiến cho tư tưởng của họ khó thoải mái để sáng tạo trong nghề dạy học.

Nhiều người khác thì cố gắng để vượt ra những thứ được gọi là phạm trù đạo đức nhà giáo theo quan niệm cũ, để có thêm thu nhập, nhiều nhất là tham gia bán hàng online. Có những giáo viên chỉn chu trên bục giảng lại phải thao thao bất tuyệt trong những video livestream bán hàng trên mạng xã hội để mong người xem quan tâm đến những mặt hàng mình bán. Rồi còn phải đưa hàng trong những trường hợp đặc biệt, mà biết đâu đó lại chính là học sinh của mình. Với những giáo viên ấy, cũng khó để nói rằng họ toàn tâm toàn ý với nghề dạy học được.

Những khó khăn mà nghề dạy học đặt ra, trong đó có vấn đề rất lớn là mức lương thấp đã khiến rất nhiều giáo viên xin nghỉ việc hoặc xin chuyển công tác từ miền núi về miền xuôi. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ trong năm học 2022-2023 đã có thêm gần 9.300 giáo viên nghỉ việc. Hơn bất cứ lúc nào vấn đề đảm bảo thu nhập từ lương cho giáo viên lại trở nên cấp bách đến thế.

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đang diễn ra, một số ĐBQH đã đề cập đến những khó khăn mà ngành giáo dục gặp phải trong đó có thu nhập của giáo viên. ĐBQH đề nghị trong lần cải cách tiền lương này, Quốc hội và Chính phủ cần xem xét thấu đáo, để quy định lương của giáo viên ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng, đúng như tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW đề ra.

Để giáo viên tròn vai, tâm huyết với nghề cần nhiều yếu tố, nhưng rõ ràng thu nhập từ lương là vấn đề phải được quan tâm và xếp lên hàng đầu. Sẽ không có nhiều ngành nghề, nhiều người so đo với lương của giáo viên cả, vì rằng ai cũng có con cháu, người thân đi học, và họ đều hiểu giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chúng ta từng nhiều lần kêu gọi xã hội chung tay vì sự nghiệp “trồng người”, nhưng sự chung tay lớn nhất ở thời điểm này có lẽ không gì hơn đó là ủng hộ việc tăng lương cho giáo viên và nhân viên ngành giáo dục một cách hợp lý, hợp tình.

Thái Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]