Lùm xùm việc cấp nước cho gần 100 doanh nghiệp tại KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga
Ký hợp đồng dịch vụ cấp nước ổn định với Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa hàng chục năm nay, tuy nhiên từ 1/5/2024, gần 100 doanh nghiệp (DN) tại Khu Công nghiệp (KCN) Đình Hương - Tây Bắc Ga (giai đoạn 2), TP Thanh Hóa đột ngột bị đơn phương chấm dứt hợp đồng. Các DN cho rằng, nguyên nhân dẫn tới sự việc là do Công ty CP Tập đoàn Tân Phục Hưng - chủ đầu tư hạ tầng “tự ý” thỏa thuận để trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ, với mục đích ký lại hợp đồng cung cấp nước có kèm theo điều khoản “ép” các DN phải đóng thêm các khoản phí quản lý hạ tầng trái quy định.
Đại diện gần 100 doanh nghiệp ở KCN Đình Hương - Tây Bắc ga (giai đoạn 2) bức xúc trước việc bị đơn phương dừng hợp đồng cung cấp nước và tự ý chuyển giao việc cấp nước cho một đơn vị khác.
1 khách hàng, 2 đồng hồ nước
Theo đơn phản ánh tập thể có ký tên, đóng dấu của 57 DN tại KCN này, năm 2016, Công ty Cổ phần FUHUCORP (nay là Công ty CP Tập đoàn Tân Phục Hưng - sau đây gọi tắt là Công ty Tân Phục Hưng) ký kết hợp đồng cho thuê Quyền sử dụng đất gắn với cơ sở hạ tầng cho các DN tại KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga (giai đoạn 2).
Theo các hợp đồng này, Công ty Tân Phục Hưng cho các DN thuê quyền sử dụng đất gắn với cơ sở hạ tầng theo hình thức thu tiền một lần trong suốt thời gian thuê là 50 năm.
Nội dung hợp đồng thể hiện cơ sở hạ tầng bao gồm đường giao thông, mạng lưới cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc, hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng, vỉa hè, cây xanh. Công ty Tân Phục Hưng có nghĩa vụ hỗ trợ các DN thực hiện các thủ tục cần thiết để được cấp điện, nước, thông tin liên lạc phục vụ sản xuất...
KCN Đình Hương - Tây Bắc ga (giai đoạn 2) hiện có gần 100 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Các DN cho biết, từ trước khi ký kết hợp đồng cho thuê Quyền sử dụng đất gắn với cơ sở hạ tầng, Công ty Tân Phục Hưng và các DN cũng đã thỏa thuận, thống nhất về việc để bên thứ 3 có chức năng cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc... cho các DN. Theo đó, từ năm 2014 đến nay, bên thứ 3 là Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa đứng ra ký kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ cung cấp nước ổn định, liên tục 10 năm nay với gần 100 DN tại đây, các DN sử dụng nước cũng không hề có vi phạm về điều khoản cam kết.
Tuy nhiên, ngày 20/4, Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa có Công văn số 41/CN-BTP thông báo về việc chuyển đổi đơn vị quản lý nước đối với khách hàng trong KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga (giai đoạn 2). Theo đó, Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa dừng cung cấp nước sạch cho các DN, nhằm mục đích chuyển giao cho Công ty CP Tân Phục Hưng trở thành đơn vị trực tiếp ký hợp đồng dịch vụ cấp nước.
Tiếp đó, ngày 25/4, Công ty Tân Phục Hưng đã gửi Công văn số 114/CV-TPH về việc ký kết hợp đồng dịch vụ cấp nước trong KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga (giai đoạn 2) cho các DN, nêu nội dung hiện tại Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa đã bàn giao trả lại hệ thống cấp nước cho Công ty Tân Phục Hưng, do đó đã thay đổi chủ thể cung cấp nước sạch trong KCN và yêu cầu các DN đến Công ty Tân Phục Hưng để ký hợp đồng cấp nước trong thời gian từ ngày 2 đến 8/5.
Hơn 60 doanh nghiệp đã ký, đóng dấu vào đơn kiến nghị các cơ quan liên quan vào cuộc giải quyết.
Không đồng thuận, ngày 23/6, các DN tại đây đã gửi công văn nêu ý kiến về việc Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ nước là trái quy định của hợp đồng đã ký giữa hai bên; đồng thời các DN không đồng ý mua lại nước qua Công ty Tân Phục Hưng và đề nghị Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa tiếp tục bán nước cho DN.
Tuy nhiên, ngày 4/7, Công ty Tân Phục Hưng tiếp tục gửi công văn số 156/CV-TPH với nội dung căn cứ biên bản nghiệm thu giữa Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa và Công ty Tân Phục Hưng về việc đã nghiệm thu chỉ số đồng hồ ngày 28/4. Do đó, Công ty Tân Phục Hưng thông báo, từ 5/7 sẽ di chuyển vị trí đồng hồ ra bên ngoài phần tường rào của các DN.
Tại hiện trường, ngày 8/8, Công ty Tân Phục Hưng đã hoàn thành việc đấu nối, lắp thêm 1 đồng hồ nước phía ngoài phạm vi đất của DN (trước vị trí đấu nối đồng hồ nước cũ của Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa).
Và hiện nay, các DN tại KCN này đang tồn tại 2 đồng hồ nước của 2 chủ thể, thậm chí có phản ánh 2 đồng hồ nhưng có chỉ số đo khác nhau...
E ngại việc ép, “gài” đóng các khoản phí không phù hợp
Theo các DN, sở dĩ họ bức xúc và không đồng ý ký kết hợp đồng dịch vụ cung cấp nước với Công ty Tân Phục Hưng, bởi nhiều lý do.
Trao đổi với phóng viên, đại diện hàng chục DN đều cho rằng, Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa đơn phương chấm dứt hợp đồng với bên mua nước sạch là trái với quy định của Hợp đồng dịch vụ cấp nước đã ký kết với các DN từ năm 2014. Các DN không vi phạm bất kỳ nghĩa vụ nào của hợp đồng trong suốt thời gian trên, cụ thể như: không nợ tiền nước, không ăn cắp nước, hợp đồng còn hiệu lực và không nằm trong điều kiện bất khả kháng.
Do đó, Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa tự ý thỏa thuận với bên thứ 3 là Công ty Tân Phục Hưng mà không có sự đồng ý, thống nhất của các DN đang trực tiếp sử dụng dịch vụ cấp nước là vi phạm hợp đồng, trái với quy định của pháp luật.
Cùng với đó, hợp đồng dịch vụ cấp nước mà Công ty Tân Phục Hưng gửi tới cho DN có “gài” thêm điều khoản quyền và nghĩa vụ theo hướng áp đặt cho DN và “có lợi” cho chủ đầu tư hạ tầng. Thí dụ điển hình như tại điểm b, khoản 1, điều 5 về quyền lợi của bên A (Công ty Tân Phục Hưng) quy định: Bên A “được phép yêu cầu khách hàng ký hợp đồng thu phí quản lý hạ tầng, phải thanh toán phí quản lý hạ tầng KCN. Bên A sẽ dừng dịch vụ cấp nước vĩnh viễn đối với bên B khi không chấp hành đầy đủ các quy định này”.
Theo các DN, điều khoản hợp đồng cung cấp dịch vụ có “gài” thêm các yêu cầu khác là không phù hợp; hơn nữa còn mang tính áp đặt, đe dọa các DN.
Đồng hồ nước mới được Công ty Tân Phục Hưng tự lắp phía ngoài các doanh nghiệp, nước chảy qua 2 đồng hồ cùng lúc.
Về vấn đề phí quản lý hạ tầng, cũng từ tháng 5/2024, Công ty Tân Phục Hưng có gửi đến các DN phụ lục hợp đồng về việc thu phí quản lý hạ tầng KCN. Theo đó, phạm vi bên A (Công ty Tân Phục Hưng) thực hiện bao gồm các công việc: Quản lý, vận hành, bảo trì, sửa chữa hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN, bao gồm: hệ thống giao thông, vỉa hè, cây xanh; hệ thống thoát nước mưa, nước thải “không bao gồm xử lý”; hệ thống cấp nước, trạm bơm tăng áp và họng cứu hỏa trên đường; hệ thống chiếu sáng, hệ thống cột và điện nguồn trên đường công cộng; đồng thời, tổ chức vệ sinh, thu gom và vận chuyển rác thải trên các tuyến đường công cộng, bật hệ thống chiếu sáng công cộng, duy trì bảo vệ vòng ngoài của KCN; chăm sóc cây xanh thuộc hệ thống cây xanh được phê duyệt. Đơn giá phí quản lý hạ tầng mà Công ty Tân Phục Hưng đưa ra là 7.500 đồng/m2/năm. Theo đó, mỗi doanh nghiệp đã được thông báo phải đóng thêm hàng chục triệu đồng các loại phí mỗi năm.
Đại diện cho các DN, ông Trịnh Công Lịch, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Thảo Hà, cho biết: “Đối với việc thu phí quản lý hạ tầng, DN không phản đối, tuy nhiên Công ty Tân Phục Hưng cần đưa ra cơ sở áp dụng. Cùng với đó, mặc dù “mang danh” là “phí quản lý hạ tầng”, nhưng trong danh mục các công việc làm cơ sở thu và hình thành đơn giá đưa ra bao gồm các hạng mục: Quản lý, vận hành, bảo trì, sửa chữa hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN như: hệ thống giao thông, vỉa hè, cây xanh; hệ thống thoát nước mưa, nước thải; hệ thống cấp nước... là không phù hợp, sai với hợp đồng thuê đất kèm hạ tầng giữa hai bên. Bởi lẽ, việc “duy trì hoạt động bình thường” của các cơ sở hạ tầng kỹ thuật này là điều đương nhiên mà chủ đầu tư hạ tầng phải đáp ứng khi cho thuê đất gắn liền với cơ sở hạ tầng. Điều này đã quy định rõ tại điểm 9.2.4, điều 9 về quyền và nghĩa vụ của bên A trong Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất gắn với cơ sở hạ tầng”.
“Với các khoản phí phù hợp như tổ chức vệ sinh, thu gom và vận chuyển rác thải trên các tuyến đường công cộng, bật hệ thống chiếu sáng công cộng, duy trì bảo vệ vòng ngoài của KCN..., DN chúng tôi hoàn toàn ủng hộ" - Ông Bùi Quang Tuấn, Giám đốc Công ty CP Tập đoàn ThaiBinh Seed Chi nhánh Bắc Trung Bộ, cho biết.
Ngoài ra, các DN còn e ngại do mẫu hợp đồng dịch vụ cấp nước mà Công ty Tân Phục Hưng đưa ra không có các điều khoản ràng buộc trách nhiệm của đơn vị cấp nước về chất lượng nước cung ứng như hợp đồng mà các DN đã ký với Công ty Cấp nước Thanh Hóa trước đây.
Trước sự việc trên, hiện tập thể các DN đã làm đơn “cầu cứu” gửi tới các cấp, ngành liên quan đề nghị hỗ trợ, giải quyết, bảo đảm cho DN hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Báo Thanh Hóa sẽ tiếp tục thông tin về sự việc.
Nhóm PV
{name} - {time}
-
2025-01-12 21:35:00
Cục Cảnh sát giao thông giải đáp về tin “Nghị định 168 xây dựng sai thủ tục”
-
2025-01-12 17:57:00
Khó khăn đến mấy tỉnh Thanh Hóa cũng quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
-
2024-08-09 08:00:00
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 9/8/2024
Điểm nóng 9/8: Nguyên giám đốc Công an tỉnh suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng 9/8
Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 8/8
[Bản tin 18h] Cả nước thiếu hơn 113.000 giáo viên
Ban Kinh tế Trung ương làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa
Giao ban cụm các huyện, thị xã, thành phố biên giới biển
Thọ Xuân ra mắt mô hình thí điểm “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ"
“Phát triển hạ tầng, vừa tạo không gian phát triển, vừa thúc đẩy tăng trưởng”
Vĩnh Lộc triển khai các văn bản của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá XIII và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ