Lang Chánh: Nâng cao tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới
Xác định tiêu chí thu nhập đóng vai trò “đòn bẩy”, tạo động lực hoàn thành các tiêu chí trong XDNTM, các địa phương trên địa bàn huyện Lang Chánh đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Nghề chế biến lâm sản đang tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động trên địa bàn huyện Lang Chánh.
Ông Lê Văn Phú, Chủ tịch UBND xã Tân Phúc, cho biết: Tiêu chí thu nhập luôn được địa phương xem là tiêu chí quan trọng. Bởi, ngoài mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân còn giữ vai trò đòn bẩy, tạo động lực để địa phương hoàn thành các tiêu chí khác. Trên tinh thần đó, xã đã vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, đưa các giống cây, con có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Đến nay, hơn 358ha lúa đã được Nhân dân trong xã đưa các giống lúa lai và lúa thuần vào gieo cấy. Trong đó, diện tích lúa thuần với các giống lúa hàng hóa chiếm 70% và năng suất lúa đạt 52 tạ/ha/vụ, tăng từ 5 - 7 tạ/ha so với trước.
Hiện nay, xã Tân Phúc có 60ha đất trồng màu, người dân đã đưa các loại cây như ngô, mía, sắn và các loại rau đậu... vào gieo trồng. Các giống cây này được trồng xen canh, gối vụ nên đã nâng hệ số sử dụng đất và tăng giá trị thu nhập trên ha đất canh tác. Đặc biệt, một số hộ dân thôn Tân Thủy đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất vườn kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi đã đem lại giá trị thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm. Điển hình như hộ gia đình ông Vũ Hồng Nghị, ông Lê Phú Lộc...
Xã Tân Phúc cũng có diện tích đất lâm nghiệp trên 3.569,98ha, bao gồm rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Đảm bảo nguồn lợi từ rừng, công tác phòng chống cháy rừng cũng như việc chăm sóc diện tích rừng trồng, phục tráng rừng luồng luôn được chính quyền xã và người dân quan tâm thực hiện tốt. Qua đó, góp phần đưa giá trị sản xuất lâm nghiệp của xã hàng năm đạt 14 tỷ đồng. Bảo vệ đàn gia súc, gia cầm với số lượng 35.528 con; công tác tiêm phòng luôn được chính quyền xã coi trọng nên nhiều năm liền trên địa bàn chưa xảy ra dịch bệnh.
Cùng với nông - lâm nghiệp, xã Tân Phúc cũng phát triển các ngành nghề nông thôn, như sản xuất than hoạt tính, vàng mã, chổi tre và sản xuất bún khô và kinh doanh dịch vụ - thương mại... tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động địa phương. Công tác xuất khẩu lao động cũng đạt được kết quả đáng ghi nhận. Hiện, địa phương có 95 lao động đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài với thị trường chủ yếu Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc. Thu nhập của các lao động này đạt 360 triệu đồng/lao động/năm.
Nhờ quan tâm, đa dạng hóa các loại hình phát triển kinh tế nên thu nhập của người dân trong xã hiện đạt 45,075 triệu đồng/người/năm. Từ kết quả của phát triển kinh tế, tạo động lực để xã phấn đấu hoàn thành các tiêu chí. Thời điểm này, xã Tân Phúc tự đánh giá đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM.
Còn tại xã Đồng Lương, theo lộ trình sẽ về đích NTM năm 2025. Để thực hiện tiêu chí thu nhập, bên cạnh phát triển kinh tế rừng, xã đã vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, đồng thời áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó, diện tích lúa lai đã đạt 70% diện tích, năng suất lúa hiện nay đạt 50 - 52 tạ/ha/vụ.
Cùng với phát triển nông nghiệp, xã quan tâm phát triển các ngành nghề nông thôn và thu hút doanh nghiệp. Hiện trên địa bàn xã có 5 doanh nghiệp và hàng chục hộ kinh doanh cá thể hoạt động ở các lĩnh vực như khai thác đá, sản xuất gạch không nung, làm mộc, dệt, may mặc, đan quại..., giải quyết việc làm, thu nhập cho hàng trăm lao động, với mức thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng. Qua đó, góp phần đưa thu nhập của người dân trong xã thời điểm này đạt gần 45 triệu đồng/người/năm. Hiện địa phương đang phấn đấu hết năm 2024 sẽ đạt tiêu chí thu nhập và đến năm 2025 sẽ về đích NTM như lộ trình đề ra.
Có thể nói, việc nâng cao tiêu chí thu nhập cho người dân luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được đặt ra không chỉ đối với xã nằm trong lộ trình về đích NTM năm 2024 như xã Tân Phúc, năm 2025 như xã Đồng Lương mà còn đối với tất cả các địa phương khác trên địa bàn huyện Lang Chánh. Bởi, thu nhập của người dân liên quan đến nhiều yếu tố khác trong cả quá trình XDNTM. Chính vì vậy, trong điều kiện thực tế hiện nay, để đạt được mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân, cấp ủy, chính quyền các địa phương cần tiếp tục phát huy lợi thế trồng trọt, chăn nuôi. Làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng kế hoạch phát triển trang trại chăn nuôi tập trung, vận động Nhân dân dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đây cũng là tiền đề để phát triển công nghiệp nông thôn, phát triển thương mại dịch vụ tại cơ sở và phát triển thêm các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp... đảm bảo việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân.
Bài và ảnh: Minh Lý
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:44:00
Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tầm soát cho khách hàng
-
2024-11-21 15:51:00
13 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm
-
2024-10-27 07:00:00
Bản tin Tài chính 27/10: Xô đổ mọi “kỷ lục”, giá vàng dự báo có nhiều biến động vào tuần tới
Bá Thước khắc phục khó khăn phát triển các cụm công nghiệp
Như Thanh bảo vệ rừng gắn với phát triển rừng hiệu quả
Thạch Thành xây dựng hạ tầng kết nối giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển biến trong chống khai thác IUU
Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn: Còn nhiều khó khăn
Người dân tấp nập tham quan, mua sắm tại khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn
Thanh Hóa lọt vào Top 5 tỉnh dẫn đầu về giải ngân vốn đầu tư công
Bản tin Tài chính ngày 26/10: Vàng thế giới lại tăng, vàng trong nước tiếp tục “nóng”
Hội nghị trực tuyến về chống khai thác IUU