(Baothanhhoa.vn) - Huyện Cẩm Thủy có 17 xã, thị trấn, nhưng chỉ có 15 cán bộ thú y chuyên trách cấp xã và 2 xã có cán bộ kiêm nhiệm làm công tác thú y. Với địa hình rộng, người dân chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ, theo phương thức truyền thống nên vai trò của cán bộ thú y trong phòng, chống dịch bệnh càng quan trọng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vai trò của cán bộ thú y cơ sở trong phòng, chống dịch bệnh

Huyện Cẩm Thủy có 17 xã, thị trấn, nhưng chỉ có 15 cán bộ thú y chuyên trách cấp xã và 2 xã có cán bộ kiêm nhiệm làm công tác thú y. Với địa hình rộng, người dân chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ, theo phương thức truyền thống nên vai trò của cán bộ thú y trong phòng, chống dịch bệnh càng quan trọng.

Vai trò của cán bộ thú y cơ sở trong phòng, chống dịch bệnh

Cán bộ thú y huyện Thường Xuân hướng dẫn người dân xã Xuân Cao (Thường Xuân) chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Ông Lưu Tuấn Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Cẩm Thủy, cho biết: Dù là chuyên trách hay kiêm nhiệm, thì lực lượng thú y cấp xã ở huyện Cẩm Thủy chính là mấu chốt trong phát triển chăn nuôi và xây dựng kế hoạch phòng, chống bệnh dịch. Mỗi năm huyện triển khai 2 đợt tiêm phòng vắc-xin chính vụ; 2-3 đợt vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường, khu vực chăn nuôi của người dân. Khối lượng công việc khá lớn nên nếu cán bộ thú y cấp xã không tâm huyết, nhiệt tình thì khó có thể hoàn thành nhiệm vụ, hiệu quả công việc không cao.

Được biết, từ cuối tháng 3-2021, dịch viêm da nổi cục trên trâu bò xuất hiện tại huyện Cẩm Thủy. UBND huyện chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tăng cường các giải pháp để khoanh vùng, điều trị và phòng, chống dịch trên địa bàn. Với sự quyết liệt và tinh thần cao, lực lượng thú y đã tổ chức rà soát, tiêm phòng vắc-xin viêm da nổi cục cho hơn 10.800 con trâu, bò; đồng thời, hoàn thành 100% kế hoạch tiêm phòng đợt 1 cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn.

Nói về vai trò của cán bộ thú y, chị Hoàng Thị Lài, chuyên viên phụ trách chăn nuôi, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thường Xuân, cho biết: Nghề thú y thường xuyên tiếp xúc với chất thải động vật, môi trường nuôi nhốt, chăn thả ô nhiễm, lại nguy hiểm vì đối diện với vật nuôi hung hãn mỗi khi tiêm phòng, chữa trị bệnh... Trong khi đó, do đặc thù và quy định chung của các cấp, nên lực lượng thú y cấp xã tương đối mỏng, 1 người/xã. Bên cạnh đó, còn nhiều xã thực hiện chế độ kiêm nhiệm chức danh đối với vị trí cán bộ thú y cấp xã. Do đó, quá trình hoạt động của cán bộ thú y càng khó khăn, nhất là ở những xã, huyện miền núi, địa hình rộng. Đơn cử trong những đợt dịch, như: dịch H5N1 trên đàn gia cầm, bệnh dịch tả lợn châu Phi, viêm da nổi cục trên trâu, bò, cán bộ thú y cấp xã phải đảm đương khối lượng công việc rất lớn, vừa tuyên truyền nâng cao ý thức phòng, chống dịch cho người dân, tham mưu cho chính quyền các cấp những giải pháp, phương án tổ chức dập dịch ngay từ những ổ dịch mới xuất hiện, cũng như xây dựng phương thức chăn nuôi phù hợp, hiệu quả.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, toàn tỉnh có 349 người hoạt động trong hệ thống thú y cơ sở và 141 cán bộ thú y kiêm nhiệm cấp xã và có 69 xã chưa có cán bộ thú y. Thực tiễn phát triển chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh trên động vật ở tỉnh ta những năm qua cho thấy, mạng lưới thú y cơ sở hoạt động khá hiệu quả từ công tác phòng, chống dịch bệnh đến hướng dẫn người dân chăm sóc đàn gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, thực hiện Nghị quyết 232/2019/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đang tổ chức, sắp xếp lại các chức danh, số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và dự kiến số lượng cán bộ thú y cơ sở sẽ thay đổi theo chiều hướng giảm. Bên cạnh đó, cũng qua thực tiễn công tác thú y cơ sở, nhất là các đợt tiêm phòng cho thấy những bất cập phát sinh. Nguyên nhân được chỉ ra là mặc dù trách nhiệm cao, công việc nhiều nhưng chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ thú y cơ sở còn quá ít nên thiếu tính hấp dẫn và sự ràng buộc trách nhiệm. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ thú y cấp xã, nhất là trong công tác phòng, chống dịch bệnh, các địa phương và ngành nông nghiệp đã thực hiện lồng ghép các nguồn kinh phí để tăng mức hỗ trợ, chế độ đãi ngộ hợp lý cho lực lượng thú y viên yên tâm gắn bó, tâm huyết với công việc. Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chuyển giao kiến thức khoa học - kỹ thuật mới tới đội ngũ thú y cơ sở.

Bài và ảnh: Lê Hòa


Bài và ảnh: Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]