(Baothanhhoa.vn) - Sáng 25-11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất sắn niên vụ 2021-2022; triển khai kế hoạch sản xuất và phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn, niên vụ 2022-2023. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các huyện có diện tích trồng sắn nguyên liệu, các doanh nghiệp thu mua, chế biến sắn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh.

Triển khai kế hoạch phát triển sắn và phòng, chống bệnh khảm lá sắn niên vụ 2022-2023

Sáng 25-11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất sắn niên vụ 2021-2022; triển khai kế hoạch sản xuất và phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn, niên vụ 2022-2023. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các huyện có diện tích trồng sắn nguyên liệu, các doanh nghiệp thu mua, chế biến sắn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh.

Triển khai kế hoạch phát triển sắn và phòng, chống bệnh khảm lá sắn niên vụ 2022-2023

Hội nghị sơ kết sản xuất sắn niên vụ 2021-2022; triển khai kế hoạch sản xuất và phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn, niên vụ 2022-2023.

Niên vụ 2021-2022 toàn tỉnh trồng được 13.690 ha sắn nguyên liệu, giảm 1.276,5 ha. Trong đó, vùng sắn nguyên liệu ổn định phục vụ cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn là 11.103,7 ha, vùng sắn trồng do chuyển đổi cơ cấu cây trồng, luân canh là 2.586,8 ha. Năng suất bình quân toàn vùng của niên vụ năm nay dự kiến đạt 15 tấn/ha, giảm 2,68 tấn/ha. Tổng sản lượng dự kiến đạt 205.400 tấn, giảm 59.270 tấn so với cùng kỳ.

Triển khai kế hoạch phát triển sắn và phòng, chống bệnh khảm lá sắn niên vụ 2022-2023

Các đại biểu tham dự hội nghị

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sắn là cây trồng dễ tính, diện tích sản xuất sắn chủ yếu trên đất đồi, nhờ vậy hạn chế đươc việc rửa trôi, xói mòn. Hiện lợi nhuận bình quân của diện tích trồng sắn trên địa bàn tỉnh đạt từ 9,75 triệu đồng/ha/vụ trở lên.

Tuy lợi nhuận, hiệu quả kinh tế trong sản xuất sắn chưa cao, nhưng chi phí đầu tư thấp, chi phí nhân công ít, phù hợp với tập quán canh tác của Nhân dân miền núi, đồng bào dân tộc và thực sự trở thành loại cây trồng nguyên liệu gắn với công nghệ chế biến, tạo ra chuỗi giá trị khép kín.

Triển khai kế hoạch phát triển sắn và phòng, chống bệnh khảm lá sắn niên vụ 2022-2023

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Viết Chọn phát biểu tại hội nghị.

Niên vụ 2022-2023, toàn tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển ổn định diện tích sắn nguyên liệu đạt 13.500 ha, năng suất bình quân 16,5 tấn/ha, sản lượng 222.750 tấn. Tổng sản lượng tinh bột sắn chế biến đạt 55.600 tấn.

Triển khai kế hoạch phát triển sắn và phòng, chống bệnh khảm lá sắn niên vụ 2022-2023

Đại diện UBND huyện Quan Hóa phát biểu tại hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận các giải pháp để hoàn thành mục tiêu về diện tích, năng suất, sản lượng trong sản xuất sắn nguyên liệu. Đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho diện tích trồng sắn.

Theo các đại biểu tham dự hội nghị, thời gian qua bệnh khảm lá sắn virus đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất sắn nguyên liệu. Do đó, trước mắt cần tập trung thực hiện có hiệu quả các biện pháp về phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn theo kế hoạch số 180/KH-UBND của UBND tỉnh.

Cùng với đó, tập trung thực hiện các giải pháp như: Rà soát, xác định quỹ đất trồng sắn gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu bền vững. Lựa chọn các giống sắn mới có tiềm năng cho năng suất, chất lượng cao, có khẳ năng kháng bệnh khảm lá. Tổ chức xây dựng vùng chuyên canh sắn an toàn dịch bệnh tập trung, gắn chế biến với các vùng nguyên liệu. Quan tâm cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng sản xuất nguyên liệu…

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]