(Baothanhhoa.vn) - Chiều 20 - 2, tại huyện Nông Cống, đồng chí Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng đoàn công tác đã kiểm tra tình hình phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch bệnh trên đàn lợn và tình hình tái đàn lợn trên địa bàn tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Chiều 20 - 2, tại huyện Nông Cống, đồng chí Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng đoàn công tác đã kiểm tra tình hình phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch bệnh trên đàn lợn và tình hình tái đàn lợn trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến,phát biểu tại buổi làm việc.

Làm việc với đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các ngành có liên quan của tỉnh.

Thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Trước khi làm việc với đoàn công tác của Bộ NN&PTNT, đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đi kiểm tra thực tế công tác phòng chống, kiểm soát dịch cúm gia cầm tại xã Tân Khang (Nông Cống).

Thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Chốt kiểm soát dịch cúm gia cầm tại xã Tân Khang (Nông Cống).

Từ ngày 3-2 đến 19-2-2020, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra bệnh Cúm gia cầm A/H5N6 tại 36 hộ chăn nuôi của 9 xã thuộc các huyện Nông Cống, Quảng Xương, Vĩnh Lộc, Như Xuân và TP Thanh Hóa, buộc phải tiêu hủy 50.989 con gia cầm. Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh, UBND tỉnh đã ban hành các kế hoạch về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch trên gia cầm và ở người trên địa bàn tỉnh. Trong đó, chú trọng đến công tác giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh để bao vây dập dịch và chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất, vắc xin sẵn sàng cho phòng, chống dịch.

Thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

Đến nay, tại các ổ dịch đã tiêm phòng bao vây được 529.000 liều vắc xin cúm gia cầm; các đơn vị ngoài vùng dịch tiêm được 4,5 triệu liều; các công ty chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tiêm 1,8 triệu liều. Đồng thời tập trung lực lượng tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng, bao vây dịch bệnh. Đã cấp cho các các địa phương có dịch 9.500 lít hóa chất sát trùng; 14 tấn vôi để thực hiện bao vây ổ dịch. Chỉ đạo lực lượng thú y tăng cường công tác kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm trên địa bàn để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Lập các chốt kiểm soát trên các tuyến giao thông ra vào địa bàn các xã có dịch, trực 24/24 giờ nhằm ngăn chặn không đưa gia cầm, sản phẩm gia cầm ra ngoài vùng dịch. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp chủ động phòng dịch, tiêm phòng vắc xin cúm cho đàn gia cầm, thường xuyên vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại nhằm hạn chế triệt để nguồn gây bệnh.

Thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Đại diện Chi cục Thú y vùng 3 phát biểu tại buổi làm việc.

Đối với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, tính đến 16 giờ ngày 19-2-2020, trên địa bàn tỉnh còn 133 thôn, 20 xã chưa công bố hết dịch. Sau khi xảy ra dịch bệnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tổ chức các hội nghị bàn giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực UBND tỉnh đã trực tiếp xuống các ổ dịch để kiểm tra, chỉ đạo sát sao công tác thực hiện bao vây, dập dịch; các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp khống chế dịch bệnh. Tổ chức triển khai vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại khu vực tiêu hủy lợn, các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất. Thành lập 5 chốt kiểm dịch động vật liên ngành tạm thời tại các đầu mối giao thông; 3 chốt kiểm soát tại các cửa khẩu Tén Tằn, Khẹo, Na Mèo… Tại 27 huyện, thị xã, thành phố đã thành lập 50 tổ kiểm soát lưu động và 649 chốt kiểm soát để thực hiện việc tuần tra, kiểm tra các hoạt động vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn huyện, tỉnh để ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để các doanh nghiệp, người chăn nuôi và cộng đồng nắm chắc, hiểu rõ mức độ nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và các chính sách hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định. Trong công tác tái đàn, đến nay, các doanh nghiệp chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tích cực thực hiện tái đàn được 89.500 con lợn, trong đó, đã tái đàn thêm được 15.400 con lợn nái hậu bị. Ngoài ra, các cơ sở chăn nuôi, trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tích cực thực hiện tái đàn, tăng sản xuất khi đã bảo đảm đủ điều kiện an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.

Thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền phát biểu tại buổi làm việc.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị Bộ NN&PTNT tiếp tục quan tâm hỗ trợ cho tỉnh 20.000 lít hóa chất sát trùng, 2 triệu liều vắc xin Cúm gia cầm A/H5N6 để tổ chức tiêm phòng cho các vùng nguy cơ cao, nhất là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị sản xuất vắc xin đẩy mạnh sản xuất bảo đảm đủ nguồn cung vắc xin phục vụ tiêm phòng, nhất là các loại vắc xin cúm gia cầm bảo hộ được chủng Cúm gia cầm A/H5N6.

Thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu kết luận buổi làm việc.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch bệnh trên đàn lợn và tình hình tái đàn lợn của tỉnh Thanh Hóa. Đồng chí yêu cầu, Thanh Hóa cần tiếp tục tăng cường quản lý chăn nuôi ở cơ sở, nhất là vai trò của các cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền các giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Trên cơ sở thực tế, hàng năm Thanh Hóa thực hiện dự phòng nguồn vắc xin, để kịp thời cung cấp cho người chăn nuôi khi có dịch bệnh xảy ra.

Hải Đăng


Hải Đăng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]