(Baothanhhoa.vn) - Để nghề nuôi ngao, nuôi cá lồng phát triển bền vững, hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã, phường tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ tình hình nuôi trên địa bàn.

Tăng cường quản lý, hướng dẫn nuôi ngao, cá biển nuôi lồng

Để nghề nuôi ngao, nuôi cá lồng phát triển bền vững, hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã, phường tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ tình hình nuôi trên địa bàn.

Tăng cường quản lý, hướng dẫn nuôi ngao, cá biển nuôi lồng

Đối với ngao nuôi, rà soát lại diện tích nuôi ngao của địa phương, không tổ chức nuôi ngao trên những diện tích không đủ điều kiện về yêu cầu kỹ thuật như: Bãi nuôi quá cao, thời gian phơi bãi trên 8giờ/ngày, bùn quá dầy, bãi nuôi thuộc phạm vi trồng rừng bảo vệ đê biển hoặc đã thuộc quy hoạch trồng rừng khác, bãi thuộc vùng nước dành cho tàu thuyền qua lại… Hướng dẫn, khuyến cáo người nuôi: Không thả giống vào thời điểm thời tiết không thuận lợi, người nuôi cần sử dụng con giống có nguồn gốc, có kiểm dịch theo quy định. Chủ động duy trì mật độ nuôi phù hợp: cỡ giống từ 400-600 con/kg mật độ thả từ 180-200 con/m2; dưới 250 con/m2 đối với cỡ giống nuôi từ 500-800 con/kg; 250-350 con/m2 đối với cỡ giống nuôi từ 800-2000 con/kg. (Mục tiêu đạt năng suất nuôi từ 20-25 tấn/ha/chu kỳ nuôi). Đối với ngao đạt cỡ thu hoạch (50-70 con/kg) cần khẩn trương thu hoạch tránh thiệt hại xảy ra khi điều kiện không thuận lợi. Đối với ngao chưa đạt cỡ thu hoạch thì chủ động san thưa không để mật độ nuôi quá dày. Thường xuyên vệ sinh, san phẳng mặt bãi nuôi, khai thông các vùng nước đọng, gia cố vệ sinh lưới vây tạo sự thông thoáng cho nước triều lên xuống; thu gom ngao chết trên bãi và xử lý đúng quy định tránh làm ô nhiễm môi trường. Theo dõi chặt chẽ biến động của thời tiết và môi trường nước, khi phát hiện ngao nuôi có dấu hiệu bất thường cần hướng dẫn biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời; phối hợp với các cơ quan chức năng, chuyên môn của địa phương làm tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến vùng nuôi ngao; khi có hiện tượng bất thường thông báo ngay cho các cơ quan chức năng để lấy mẫu kiểm tra kịp thời. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong nuôi ngao. Xử lý nghiêm các trượng hợp vi phạm.

Đối với cá biển nuôi lồng: Hướng dẫn người nuôi thường xuyên theo dõi và chăm sóc cá nuôi hàng ngày để có biện pháp xử lý kịp thời khi có hiện tượng bất thường xảy ra. Trường hợp môi trường nước khu vực đặt lồng/bè nuôi cá có biến động thì phải có giải pháp dùng máy sục khí, máy bơm nước để tăng hàm lượng oxy hòa tan; di dời lồng/bè đến vùng nuôi an toàn. Thực hiện nuôi đúng mật độ, giãn thưa khoảng cách giữa các lồng/bè nuôi; sử dụng thức ăn đủ số lượng và đảm bảo chất lượng. Lựa chọn đối tượng nuôi có thời gian sinh trưởng ngắn, nhanh thu hoạch, phù hợp với điều kiện vùng nuôi. Định kỳ vệ sinh vệ sinh lồng nuôi để loại bỏ các sinh vật bám vào lưới lồng đảm bảo sự lưu thông nguồn nước. Đối với cá nuôi đạt kích cỡ thương phẩm cần khẩn trương thu hoạch để giảm thiểu thiệt hại. Đối với các hộ dân nuôi cá lồng trong khu vực tự phát, không theo quy hoạch: Tiếp tục tổ chức cho các hộ ký cam kết, tự giải bản lồng nuôi và tự chịu trách nhiệm nếu xảy ra hiện tượng cá chết trong quá trình nuôi.

Hương Thơm (t/h)


Hương Thơm (t/h)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]