(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, các cấp, các ngành trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xử lý đối với chất thải nguy hại công nghiệp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường công tác quản lý chất thải nguy hại

Tăng cường công tác quản lý chất thải nguy hại

Đoàn thanh niên Agribank Thanh Hóa thu gom, phân loại rác thải tại xã Tiên Trang (Quảng Xương).

Thời gian qua, các cấp, các ngành trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xử lý đối với chất thải nguy hại công nghiệp.

Trên địa bàn tỉnh, chất thải nguy hại công nghiệp phát sinh chủ yếu từ các ngành công nghiệp nhẹ, hóa chất, doanh nghiệp sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, các cơ sở thu mua phế liệu, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng... Theo Luật Bảo vệ môi trường, chất thải nguy hại là loại chất thải có ít nhất một trong các yếu tố, như: dễ nổ, dễ cháy, ăn mòn, ôxi hóa, gây nhiễm trùng, có độc tính... Trên thực tế, lượng chất thải nguy hại thải ra trong quá trình sản xuất chiếm tỷ lệ không cao so với tổng lượng chất thải phát sinh. Tuy nhiên, do tính chất nguy hại của chúng nên việc quản lý, kiểm soát cần được quan tâm thực hiện tốt. Trong những năm qua, UBND tỉnh đã tích cực chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và công tác quản lý chất thải nguy hại công nghiệp nói riêng... Nhờ vậy, việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, chất thải nguy hại đã được các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc. Bình quân mỗi năm, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong các khu công nghiệp khoảng hơn 10 nghìn tấn.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải nguy hại, hằng năm, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp đều phối hợp với các đơn vị có liên quan làm việc trực tiếp với doanh nghiệp đang đầu tư xây dựng dự án; cũng như sản xuất, kinh doanh tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là các doanh nghiệp có đơn khiếu nại, phản ánh của Nhân dân liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường để tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý chất thải nguy hại; giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp về việc thực hiện quy định pháp luật trong quản lý chất thải nguy hại tại cơ sở.

Công ty CP Giáo dục Hồng Đức, Khu Công nghiệp Lễ Môn, TP Thanh Hóa, bên cạnh việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải một cách bài bản, thời gian qua, doanh nghiệp còn là điểm sáng trong việc chấp hành các quy định về xử lý rác thải, chất thải nguy hại. Để thực hiện công tác này, doanh nghiệp đã triển khai hiệu quả việc phân loại rác thải ngay tại nguồn. Mỗi loại chất thải (gồm chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại) được công ty chứa đựng và lưu giữ trong một thiết bị riêng biệt, phù hợp và có nắp đậy. Các loại thùng chứa cũng được trang bị không gây độc tính, ô xi hóa khi tiếp xúc với chất thải nguy hại nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe người lao động. Với các loại rác thải sinh hoạt và chất thải nguy hại, công ty thuê riêng đơn vị có chuyên môn tiến hành xử lý, vận chuyển từ 2 - 3 lần/tuần.

Lượng chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn tỉnh hiện nay khoảng 50 tấn/ngày đêm, tập trung phần lớn ở khu, cụm công nghiệp. Tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, song công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số khó khăn, bất cập. Do thiếu hiểu biết (hoặc cố ý không phân loại), nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất không phân biệt được chính xác đâu là chất thải thông thường, đâu là chất thải nguy hại. Từ đó dẫn đến tình trạng chất thải nguy hại bị xả ra môi trường gây ô nhiễm. Điều này được phản ánh khá rõ nét tại bãi chứa rác thải sinh hoạt ở các vùng nông thôn. Quan sát kỹ có thể dễ dàng bắt gặp các loại pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang, bao bì thuốc bảo vệ thực vật... vứt lẫn với các loại rác thải sinh hoạt khác. Công tác quản lý, theo dõi, tổng hợp số lượng chất thải trên địa bàn cũng còn nhiều khó khăn... Vì vậy, việc tăng cường công tác quản lý chất thải nguy hại ở các doanh nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp là hết sức cần thiết, nhất là quản lý chặt từ chủ nguồn thải đến người thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý. Đồng thời, cần sớm xây dựng và phát triển các điểm xử lý chất thải nguy hại tập trung, có quy mô lớn và công nghệ hiện đại để giảm dần số cơ sở xử lý quy mô nhỏ, phân tán có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường...

Minh Hà


Minh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]