(Baothanhhoa.vn) - Để từng bước hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, huyện Quảng Xương thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tích tụ, tập trung đất đai, góp phầqun nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và thu nhập cho người dân.

Quảng Xương thực hiện nhiều giải pháp tích tụ, tập trung đất đai

Để từng bước hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, huyện Quảng Xương thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tích tụ, tập trung đất đai, góp phầqun nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và thu nhập cho người dân.

Quảng Xương thực hiện nhiều giải pháp tích tụ, tập trung đất đaiTừ tích tụ, tập trung đất đai, xã Quảng Trung (Quảng Xương) đã xây dựng được vùng nuôi trồng thủy sản quy mô lớn.

Thời gian qua, xã Quảng Trung đã tích cực vận động người dân dồn điền, đổi thửa, chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với các tổ chức, cá nhân để phát triển sản xuất quy mô lớn. Từ năm 2020 đến nay, xã đã tích tụ, tập trung được hơn 200 ha đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Ông Mai Ngọc Tứ, Chủ tịch UBND xã Quảng Trung, cho biết: Để khai thác, phát huy tốt tiềm năng, hiệu quả đất đai, xã đã rà soát, quy hoạch toàn bộ diện tích đất trồng cói và lúa kém năng suất để tuyên truyền, khuyến khích người dân đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Từ tích tụ, tập trung đất đai, địa phương đã phát triển được các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn với diện tích 340 ha, tập trung ở các thôn Ngọc Trà 1, 2, Lộc Tiến, Thanh Tiến... Nhiều hộ dân đã đầu tư các mô hình nuôi tôm chân trắng, tôm sú thâm canh ứng dụng công nghệ cao, theo tiêu chuẩn VietGAP. Phần lớn các mô hình chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao với giá trị thu nhập bình quân đạt từ 200 triệu đồng/ha/năm, cao gấp nhiều lần so với trước khi chuyển đổi.

Nhằm thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đạt kết quả cao, huyện Quảng Xương đã huy động cả hệ thống chính trị vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tổ chức thực hiện. Qua đó, đã tạo được sự thống nhất, đồng thuận cao từ nhận thức đến hành động trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các doanh nghiệp và bà con nông dân trong thực hiện tích tụ ruộng đất. Từ năm 2020 đến tháng 5-2023, toàn huyện đã tích tụ, tập trung được gần 1.078 ha đất để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Cũng từ đó, trên địa bàn huyện đã hình thành được các vùng sản xuất lớn, trong đó có vùng sản xuất lúa gạo chất lượng cao quy mô lớn, liên kết bao tiêu sản phẩm theo chuỗi giá trị với quy mô hơn 805 ha tại các xã Quảng Ngọc, Quảng Văn, Quảng Hòa, Quảng Hợp, Quảng Yên, Quảng Long, Quảng Trường... cho năng suất trung bình đạt 75 tạ/ha trở lên. Vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung theo hướng VietGAP hơn 44 ha tại các xã Quảng Chính, Quảng Hợp, Quảng Lưu, Quảng Lộc, Quảng Yên, Tiên Trang, Quảng Định, thị trấn Tân Phong. Trên địa bàn huyện đã xây dựng được 104 trang trại chăn nuôi, thủy sản và trang trại tổng hợp ở 24 xã, thị trấn với diện tích gần 400 ha.

Ông Lê Đại Hiệp, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Xương, cho biết: Ngành nông nghiệp huyện đã tích cực phối hợp với các xã, thị trấn tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về quan điểm chỉ đạo, mục tiêu của Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 11-1-2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, qua đó làm cho người dân tự thay đổi tâm lý giữ đất, dự phòng quỹ đất. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cũng đã rà soát tham mưu cho UBND huyện, định hướng, hình thành vùng sản xuất các sản phẩm chủ lực và có lợi thế ở các xã, thị trấn. Trên cơ sở đó, huyện khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân đầu tư liên kết trong sản xuất với người dân, HTX. Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh thực hiện nhiều giải pháp khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, như: tạo thuận lợi về cơ chế, chính sách, quỹ đất, vốn vay... Ngoài chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của tỉnh, Quảng Xương cũng có cơ chế hỗ trợ xây dựng các mô hình, sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ vùng sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao...

Bài và ảnh: Hải Đăng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]