(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, các huyện miền núi trong tỉnh đã, đang tập trung chỉ đạo phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại. Việc này, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, hạn chế rủi ro dịch bệnh mà còn góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển trang trại chăn nuôi ở miền núi theo hướng bền vững

Những năm gần đây, các huyện miền núi trong tỉnh đã, đang tập trung chỉ đạo phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại. Việc này, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, hạn chế rủi ro dịch bệnh mà còn góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững.

Phát triển trang trại chăn nuôi ở miền núi theo hướng bền vữngNgười dân xã Cát Vân (Như Xuân) phát triển trang trại chăn nuôi trâu bò.

Theo đó, 11 huyện miền núi trong tỉnh đều ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích cá nhân, doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm. Tại huyện Như Xuân, để khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi đại gia súc, huyện đã ban hành chính sách hỗ trợ 25 triệu đồng/trang trại chăn nuôi trâu, bò có tổng đàn từ 20 con trở lên; hỗ trợ 10 triệu đồng/trang trại chăn nuôi dê có tổng đàn từ 100 con trở lên; hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch cho đàn gia súc, gia cầm; trồng cỏ chăn nuôi... Từ các chính sách khuyến khích, đến nay, huyện Như Xuân đã có gần 20 trang trại chăn nuôi gia súc đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phát triển được gần 10.000 con trâu, 4.000 con bò, 20.000 con lợn, 10.000 con dê...

Đối với huyện Như Thanh, điểm nhấn là việc tạo cơ chế thông thoáng để thu hút doanh nghiệp đầu tư dự án chăn nuôi quy mô lớn, theo chuỗi sản xuất và hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm. Điển hình như dự án đầu tư trang trại chăn nuôi bò sữa Thanh Hóa 2 của Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk ở xã Phú Nhuận với diện tích hơn 34 ha, tổng vốn 224 tỷ đồng, quy mô 2.000 con bò sữa. Đến nay, hàng nghìn hộ dân của các huyện Như Thanh, Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu làm thức ăn nuôi bò sữa cho công ty. Có khoảng 300 ha đất hoang hóa được người dân địa phương tận dụng trồng ngô làm thức ăn chăn nuôi, mang lại thu nhập trên dưới 100 triệu đồng/ha.

Còn tại huyện Ngọc Lặc, chăn nuôi cũng được xác định là trụ cột để phát triển kinh tế. Bởi vậy, huyện luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi; áp dụng công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Điển hình như Công ty CP Giống và Phát triển chăn nuôi Thọ Xuân; Công ty CP Nông sản Phú Gia đã đầu tư trang trại chăn nuôi gà với công suất khoảng 2,8 triệu con gà thịt/năm; Dự án “Ứng dụng công nghệ cao để chăn nuôi lợn giống, sản xuất thức ăn lên men và sản xuất phân bón” của Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Thái Dương tại xã Minh Tiến...

Cùng với huyện Như Xuân, Như Thanh, Ngọc Lặc, nhiều huyện miền núi trong tỉnh cũng đã thu hút được các dự án chăn nuôi gắn với phát triển công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm, như: Chuỗi chăn nuôi lợn của Công ty CP Nông sản thực phẩm Việt Hưng tại xã Thành Tâm (Thạch Thành); Dự án chăn nuôi Bò Úc của Công ty CP Chăn nuôi Bá Thước, tại xã Lương Trung...

Bằng các cơ chế, chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư cho ngành chăn nuôi, các địa phương miền núi luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư phát triển. Đến nay, trên địa bàn các huyện miền núi đã xây dựng được 42 trang trại chăn nuôi với quy mô vừa và nhỏ; 67 trang trại quy mô lớn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động nông thôn, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương miền núi.

Bài và ảnh: Gia Bảo



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]