(Baothanhhoa.vn) - Ngày 22-2-2021, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định về việc Phê duyệt bổ sung quy hoạch Cụm công nghiệp (CCN) Hà Long I, huyện Hà Trung; CCN Cầu Quan, huyện Nông Cống và CCN Vạn Thắng - Yên Thọ, huyện Nông Cống và huyện Như Thanh vào Quy hoạch phát triển CCN tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển cụm công nghiệp: Những tín hiệu tích cực

Phát triển cụm công nghiệp: Những tín hiệu tích cực

Sản xuất khuôn hàng mỹ nghệ tại Công ty TNHH Xuất khẩu Việt Trang, Cụm công nghiệp thị trấn Nga Sơn.

Ngày 22-2-2021, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định về việc Phê duyệt bổ sung quy hoạch Cụm công nghiệp (CCN) Hà Long I, huyện Hà Trung; CCN Cầu Quan, huyện Nông Cống và CCN Vạn Thắng - Yên Thọ, huyện Nông Cống và huyện Như Thanh vào Quy hoạch phát triển CCN tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Thanh Hóa có 77 CCN được phê duyệt, với tổng diện tích 2.508 ha. Theo thống kê của Sở Công Thương, hiện các CCN đã thu hút được 302 dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, với tổng nguồn vốn 11.386 tỷ đồng và tạo việc làm cho 56.600 lao động.

Đại diện Phòng Công nghiệp, Sở Công Thương, đánh giá: Từ năm 2017 đến nay, phát triển các CCN có nhiều tín hiệu khởi sắc. Ngoài các CCN đã được phê duyệt, nhiều địa phương đã căn cứ tình hình phát triển, nhu cầu thuê đất sản xuất tại địa phương đề xuất các vị trí phù hợp trình bổ sung quy hoạch CCN. Bên cạnh đó, triển khai bài bản hơn các hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút doanh nghiệp vào thuê đất sản xuất tại CCN. Do đó, không chỉ tăng về số lượng, tỷ lệ lấp đầy các CCN cũng như chất lượng hoạt động, quy mô doanh nghiệp tăng lên rõ rệt.

Công tác vận động, thu hút nhà đầu tư thứ cấp tham gia kinh doanh kết cấu hạ tầng CCN cũng đạt kết quả khả quan. Đến nay, đã có 33 CCN thu hút được chủ đầu tư tham gia kinh doanh kết cấu hạ tầng. Trong đó, nhiều CCN được quy hoạch chi tiết đồng bộ, như: CCN Bắc Hoằng Hóa (Hoằng Hóa) 50 ha; CCN Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) 19,37 ha; CCN Thái Thắng (Hoằng Hóa) 30,71 ha; CCN nghề cá Hòa Lộc (Hậu Lộc) 19 ha; CCN làng nghề Tiến Lộc (Hậu Lộc) 6 ha; CCN Tam Linh (Hà Trung) 39,68 ha; CCN Hà Phong II (Hà Trung) 50 ha; CCN Thọ Minh (Thọ Xuân) 18 ha; CCN Cẩm Châu (Cẩm Thủy) 25 ha; CCN Hải Long (Như Thanh) 24,5 ha; CCN Vạn Hà (Thiệu Hóa) 17,5 ha; CCN Khe Hạ (Thường Xuân) 30 ha; CCN Đông Văn (Đông Sơn) 20 ha; CCN Cống Trúc (Quảng Xương) 50 ha; CCN Vĩnh Minh (Vĩnh Lộc) 30 ha...

Tại huyện Triệu Sơn, đã được phê duyệt quy hoạch 4 CCN là: CCN liên xã Dân Lý, Dân Lực, Dân Quyền (50 ha), CCN Hợp Thắng (70 ha), CCN Nưa (20 ha), CCN Đồng Thắng (5,5 ha). Theo thông tin từ Phòng Kinh tế và Hạ tầng, UBND huyện Triệu Sơn, trong số 4 CCN được quy hoạch, hiện CCN liên xã Dân Lực, Dân Lý, Dân Quyền và CCN Hợp Thắng đã có quyết định thành lập và thu hút được chủ đầu tư hạ tầng. Trong đó, CCN liên xã Dân Lực, Dân Lý, Dân Quyền đã được phê duyệt với các ngành nghề hoạt động, như: may mặc, cơ khí chế tạo, sản xuất các sản phẩm của ngành công nghiệp hỗ trợ, tiểu thủ công nghiệp, chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến khoáng sản, chế biến lâm - nông sản, sản phẩm nhựa, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm... Chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật là Công ty TNHH Đầu tư Triệu Lộc, với tổng mức vốn đầu tư dự án khoảng 280 tỷ đồng. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ sản xuất phân tán tại các khu dân cư, thuận lợi cho công tác quản lý, phát triển sản xuất, địa phương đang có những chỉ đạo quyết liệt trong vấn đề tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi về giải phóng mặt bằng cho các chủ đầu tư hạ tầng triển khai dự án CCN. Đồng thời, tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư có tiềm lực kinh tế đầu tư hạ tầng CCN để thu hút các doanh nghiệp vào CCN sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Nằm ở cửa ngõ phía Tây TP Thanh Hóa, cùng với lợi thế có hai tuyến Quốc lộ 45, 47 qua địa bàn, thuận lợi cho hoạt động giao thương, huyện Đông Sơn đã tích cực thực hiện các quy hoạch phát triển CCN, đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động. Đến nay, trên địa bàn huyện Đông Sơn đã có 3 CCN được phê duyệt. Trong đó, CCN Đông Tiến hiện đã được điều chỉnh quy hoạch chi tiết lên 25,04 ha và có 8 đơn vị thuê đất sản xuất ổn định. 2 CCN Đông Văn, Đông Ninh hiện đã thu hút được nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật và đang triển khai các bước đầu tư dự án. Trong đó, CCN Đông Văn có diện tích 20 ha, được quy hoạch với các ngành nghề: nhóm dự án sản xuất vật liệu xây dựng; dịch vụ thuê kho bãi, trưng bày, giới thiệu sản phẩm; nhóm các dự án công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ; nhóm các dự án điện, điện tử, viễn thông, điện lạnh; nhóm các dự án văn phòng phẩm; nhóm các dự án chế biến thức ăn chăn nuôi... Hiện nay, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đô thị - Công ty CP đã tiến hành giải phóng mặt bằng được hơn 50% và đang triển khai dự án với tổng mức đầu tư hơn 267 tỷ đồng.

Hiện nay, Sở Công Thương đang tiếp tục tuyên truyền, vận động, thu hút các doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư, xây dựng hạ tầng CCN. Sở Công Thương cũng sẽ tổ chức công bố rộng rãi quy hoạch CCN, khẩn trương lập quy hoạch chi tiết CCN; cập nhật, bổ sung nhu cầu sử dụng đất vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, thuận lợi cho quá trình tìm hiểu của nhà đầu tư. Đồng thời, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, vốn ngân sách địa phương để làm động lực khuyến khích, đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng, kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật CCN. Tiếp tục cải cách hành chính, rà soát, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc để đề xuất, kiến nghị tỉnh và Trung ương hỗ trợ, giải quyết, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình đầu tư hạ tầng CCN.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]