(Baothanhhoa.vn) - Tình trạng “được mùa rớt giá” trong sản xuất nông nghiệp, tình trạng sản xuất cầm chừng trong các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp vẫn đang là những câu chuyện hiện hữu. Do đó, sự vào cuộc của các doanh nghiệp, HTX đã và đang là hướng đi tất yếu trong liên kết các hộ sản xuất, đồng thời hướng đến một thị trường tiêu thụ ổn định và bền vững.

Phát huy vai trò của doanh nghiệp, HTX trong bao tiêu sản phẩm

Tình trạng “được mùa rớt giá” trong sản xuất nông nghiệp, tình trạng sản xuất cầm chừng trong các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp vẫn đang là những câu chuyện hiện hữu. Do đó, sự vào cuộc của các doanh nghiệp, HTX đã và đang là hướng đi tất yếu trong liên kết các hộ sản xuất, đồng thời hướng đến một thị trường tiêu thụ ổn định và bền vững.

Phát huy vai trò của doanh nghiệp, HTX trong bao tiêu sản phẩm Diện tích ớt được bao tiêu tại xã Định Bình (Yên Định) mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Ngay sau khi kiện toàn hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới năm 2016, HTX nông nghiệp Nga Yên (Nga Sơn) đã tham mưu cho đảng ủy, UBND xã chỉ đạo các đơn vị xóm xây dựng vùng sản xuất cây trồng hàng hóa để tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân. Ngoài vùng sản xuất rau an toàn quy mô 6ha theo đề án của tỉnh, từng xứ đồng được nghiên cứu, định hướng sản xuất nhiều loại cây trồng, như: Dưa hấu, khoai tây giống, khoai tây thương phẩm, bí xanh, ớt xuất khẩu... Để tạo đầu ra bền vững cho sản xuất nông nghiệp, HTX đã chủ động thâm nhập thị trường, đấu mối với các doanh nghiệp có địa chỉ tin cậy để thu mua, chế biến sản phẩm. Điển hình như HTX liên kết với Doanh nghiệp Nguyễn Hữu Tình (tỉnh Hải Dương) trồng và tiêu thụ 7,5ha dưa hấu với sản lượng 120-150 tấn/năm; ký hợp đồng với Công ty Orion Việt Nam cung cấp 200 tấn khoai tây/năm; ký hợp đồng với Công ty Thiên nhiên xanh (tỉnh Ninh Bình) để cung cấp cây hành hoa xuất khẩu... Ông Mai Đăng Bắc, Giám đốc HTX nông nghiệp Nga Yên, chia sẻ: Việc thực hiện tốt khâu dịch vụ bao tiêu sản phẩm đã làm thay đổi căn bản hoạt động sản xuất nông nghiệp từ nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất tập trung gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nông dân được tiếp cận với các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, các quy trình sản xuất đáp ứng theo đúng tiêu chuẩn, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Việc tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm cũng đã nâng giá trị kinh tế nông sản ở xã Nga Yên lên gấp 1,5 đến 2 lần, đồng thời hình thành mối liên kết giữa người sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị. Để chủ động hơn trong khâu bảo quản, HTX đang tiếp tục huy động vốn, mở rộng diện tích kho lạnh để chủ động hơn trong các khâu dịch vụ và tiến tới đầu tư xây dựng một cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm rau an toàn tại địa phương dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2018.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, sự phát triển của các ngành, nghề ở nông thôn đang được các địa phương hết sức quan tâm. Tuy nhiên, trong số hàng trăm ngành nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh, số làng nghề trụ vững được trên thương trường còn khá khiêm tốn. Một trong những nghề luôn phát triển ổn định và có “tiếng vang” trên thị trường là nghề sản xuất hàng mây tre đan xuất khẩu. Không chỉ tại xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa), nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ mây tre này hiện đã du nhập và phát triển tại một số xã khác tại các huyện Nông Cống, Vĩnh Lộc. Hiện nay, chỉ tính riêng trên địa bàn xã Hoằng Thịnh đã có hàng nghìn lao động “sống” được với nghề, với mức thu nhập từ 3-4,5 triệu đồng/tháng. Đại diện lãnh đạo xã Hoằng Thịnh, cho biết: Yếu tố quan trọng nhất trong việc duy trì và phát triển bền vững nghề này chính là sự vào cuộc của doanh nghiệp. Nếu như trước kia, việc thu mua các sản phẩm chủ yếu qua thương lái thì đến nay, trên địa bàn xã Hoằng Thịnh hiện đã có 4 doanh nghiệp trực tiếp thu gom sản phẩm đưa đi tiêu thụ, khiến thị trường tiêu thụ ngày càng ổn định. Trong đó, sản phẩm chao đèn lồng hiện đã có mặt tại thị trường Nhật Bản và các nước châu Âu thông qua Công ty TNHH Quốc Đại.

Mặc dù khẳng định được vai trò quan trọng như vậy, tuy nhiên hiện nay, số doanh nghiệp, HTX tham gia các dịch vụ cung ứng, bao tiêu sản phẩm trên địa bàn tỉnh còn khá khiêm tốn. Theo thống kê, toàn tỉnh chỉ có 686 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, chiếm 6,9% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh. Số vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cũng chỉ chiếm 8% tổng vốn đầu tư. Trong lĩnh vực kinh tế tập thể, toàn tỉnh hiện có 954 HTX, tuy nhiên số HTX tham gia các dịch vụ liên kết bao tiêu sản phẩm chỉ đạt chưa đầy 20%. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phần lớn các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp là doanh nghiệp mới thành lập nên còn thiếu và yếu về vốn, quy mô sản xuất nhỏ, lẻ. Do đó, các doanh nghiệp mới chỉ tập trung cung ứng sản phẩm đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ bao tiêu, chế biến sản phẩm còn rất hạn chế.

Để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị kinh tế cho người dân, Nhà nước cần ban hành và thực thi sớm những chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp, HTX đầu tư vào khâu bao tiêu, chế biến. Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động xúc tiến, giúp các doanh nghiệp, HTX “gặp” nhau trong các mối liên kết sản xuất, kinh doanh, từ đó hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa từ khâu sản xuất - tiêu thụ. Bản thân các doanh nghiệp, HTX cũng cần khắc phục những hạn chế về năng lực quản trị, vốn, chú trọng xây dựng những phương án sản xuất khả thi. Bên cạnh đó, không ngừng chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, chủ động xây dựng các vùng sản xuất tập trung và hình thành chuỗi liên kết các thành phần kinh tế với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]