(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, nhu cầu thị trường khá ưa chuộng các loại con giống đặc sản, như: lợn rừng, thỏ, ba ba, dê, vịt Cổ Lũng... Do đó, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi các con giống đặc sản. Tuy nhiên, do việc chăn nuôi và phòng bệnh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên nhiều mô hình nuôi con đặc sản gặp nhiều khó khăn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều khó khăn trong phát triển nghề nuôi con đặc sản

Hiện nay, nhu cầu thị trường khá ưa chuộng các loại con giống đặc sản, như: lợn rừng, thỏ, ba ba, dê, vịt Cổ Lũng... Do đó, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi các con giống đặc sản. Tuy nhiên, do việc chăn nuôi và phòng bệnh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên nhiều mô hình nuôi con đặc sản gặp nhiều khó khăn.

Nhiều khó khăn trong phát triển nghề nuôi con đặc sản

Mô hình nuôi thỏ tại xã Thiệu Duy (Thiệu Hóa).

Hiện nay, tỉnh ta có gần 1.000 hộ dân được đăng ký cấp phép nuôi các con nuôi đặc sản, với tổng số hơn 20.000 cá thể. Nhiều mô hình đã khẳng định được hiệu quả kinh tế, như: nuôi ba ba, rùa câm tại xã Thiệu Hợp (Thiệu Hóa); nuôi đà điểu tại huyện Vĩnh Lộc; nuôi dê ở huyện Hà Trung; nuôi thỏ tại các huyện Quảng Xương, Triệu Sơn, Thọ Xuân; nuôi nhím tại các huyện Thạch Thành, Thiệu Hóa, Vĩnh Lộc và TP Thanh Hóa.

Mô hình nuôi vịt Cổ Lũng của gia đình anh Hà Văn Sinh, ở bản La Ca, xã Cổ Lũng (Bá Thước) mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Sinh cho biết, năm 2009, anh bắt đầu nuôi vịt Cổ Lũng, những ngày đầu, anh phải tìm hiểu và đến các nhà dân trong bản tìm đúng loài vịt Cổ Lũng nguyên bản, chưa bị lai tạp, sau đó về chăn nuôi sinh sản, nhân đàn. Sau lứa nuôi đầu tiên, anh Sinh tiếp tục lựa chọn những con giống khỏe mạnh nhất, với 50 con vịt mái và 15 con vịt trống, cho đẻ trứng rồi ấp nhân giống, số còn lại thì đem bán thịt. Đàn vịt của anh Sinh cứ thế tăng dần lên, từ hàng trăm đến hàng nghìn con. Những lứa vịt thương phẩm đầu tiên xuất chuồng, thương lái tranh nhau mua với giá 170.000 đồng - 190.000 đồng/con. Để bảo đảm lúc nào cũng có hàng xuất bán, anh Sinh nuôi gối lứa, mỗi năm nuôi 4 - 5 lứa, trừ hết chi phí, anh Sinh đã thu về hơn 100 triệu đồng/năm. Để hỗ trợ người dân bản nuôi vịt Cổ Lũng, từ năm 2017, anh Sinh thành lập HTX phát triển chăn nuôi vịt Cổ Lũng, với 12 thành viên, nuôi 2.000 - 2.500 con vịt Cổ Lũng theo quy trình nghiêm ngặt từ sản xuất giống, chọn giống, vệ sinh chuồng trại, chế độ ăn đến tiêm phòng... Hiện thu nhập của mỗi thành viên trong HTX trung bình đạt 100 - 150 triệu đồng/năm.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều mô hình nuôi con đặc sản trên địa bàn tỉnh đang gặp nhiều khó khăn do giá của nhiều loại con nuôi đặc sản ngày một giảm. Từng một thời chạy đua theo phong trào nuôi chim trĩ, ông Nguyễn Bá Thích, thôn Minh Thành, xã Đông Quang hiểu hơn ai hết về những gian truân, vất vả của nghề nuôi nhốt động vật hoang dã. Thông qua tìm hiểu, ông Thích đầu tư xây chuồng trại để nuôi chim trĩ, khi đó giá chim trĩ giống 10 ngày tuổi 80.000 đồng một con cũng không có đủ để bán. Sau 8 tháng nuôi chim trĩ bắt đầu sinh sản và thời gian sinh sản liên tục mỗi năm 8 tháng, một lao động có thể nuôi được mấy trăm con. Một con chim trưởng thành có thể cho thu nhập 5 đến 6 triệu đồng mỗi năm. Tính ra nuôi chim trĩ có thu nhập cao hơn bất kỳ con nuôi nào ở thời điểm đó. Song, khi gia đình ông Thích có chim con xuất bán cũng là lúc giá bắt đầu hạ, chỉ còn bằng 1/5 giá lúc cao điểm mà vẫn khó khăn trong việc tiêu thụ. Do đầu ra khó khăn nên ông Thích chỉ cho ấp một lượng nhỏ, rồi giảm dần đàn nuôi và đến thời điểm hiện tại thì đã dừng nuôi hoàn toàn loài con nuôi đặc sản này.

Qua khảo sát cho thấy, nét đặc trưng rõ nhất của phát triển chăn nuôi con đặc sản là tự phát. Thông qua giới thiệu, quảng bá, mà nhiều người tiếp cận với nghề. Với cách sản xuất chạy theo phong trào, nên giá các loại con đặc sản lên, xuống là điều khó tránh. Có người lúc đầu nuôi ít, sau thấy phát triển được thì nhân rộng, đầu tư nhiều tiền của để xây chuồng trại, mua con giống, như nuôi rắn, thỏ, ba ba, rùa câm..., lúc đầu khá hiệu quả, thị trường chủ yếu xuất bán đi Trung Quốc, sau khi thị trường này bão hòa, rồi do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 không tiêu thụ được, muốn bán rẻ để thu hồi vốn về cũng khó khăn.

Để giải quyết vấn đề này, trên cơ sở khuyến khích phát triển mô hình nuôi các giống đặc sản gắn với các trang trại chăn nuôi tổng hợp quy mô lớn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiếp tục chỉ đạo cơ quan chuyên môn đầu tư sản xuất con giống và liên kết với các đơn vị sản xuất giống con nuôi đặc sản uy tín trên toàn quốc để cung ứng nguồn giống đảm bảo chất lượng cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn. Quy hoạch vùng phát triển con nuôi đặc sản và định hướng vật nuôi để người dân không sản xuất chạy theo phong trào tự phát, tăng, giảm đàn ồ ạt, đột ngột dẫn đến mất cân đối thị trường. Khuyến khích các trang trại chăn nuôi liên kết với các đơn vị chuyển giao, xây dựng quy trình kỹ thuật chăn nuôi phù hợp với điều kiện của tỉnh đảm bảo có thể nhân ra diện rộng. Sở Khoa học và Công nghệ triển khai các dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để hoàn chỉnh quy trình nuôi con giống đặc sản và chuyển giao kỹ thuật cho người nuôi. Bên cạnh sự hỗ trợ của các ngành, các hộ chăn nuôi cần chủ động tìm hiểu kiến thức chuyên môn, đáp ứng yêu cầu về quản lý, kỹ thuật và ngăn ngừa dịch bệnh để chăn nuôi các loại con nuôi đặc sản đi vào ổn định, phát triển kinh tế hiệu quả, bền vững.

Bài và ảnh: Khánh Phương


Bài và ảnh: Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]