Mở rộng địa bàn, nâng cao hiệu quả dẫn vốn cho người nghèo, thu nhập thấp
Bám sát định hướng, kế hoạch hoạt động của tổ chức; căn cứ vào tình hình thực tiễn, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa - chi nhánh Thiệu Hóa (sau đây gọi tắt là Chi nhánh) đã triển khai các công việc, thực hiện tốt việc mở rộng địa bàn hoạt động tại huyện Yên Định và Vĩnh Lộc. Từ đó, ngày càng có nhiều hơn người nghèo, thu nhập thấp được tiếp cận với nguồn vốn vay để vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, đóng góp thiết thực cho sự phát triển của địa phương.
Tổ chức TCVM Thanh Hóa - Chi nhánh Thiệu Hóa luôn nỗ lực mang nguồn vốn vay đến với đông đảo khách hàng là hộ nghèo, thu nhập thấp.
Chi nhánh Thiệu Hóa được thành lập năm 2015 với 2 đơn vị trực thuộc là Trụ sở Văn phòng chi nhánh tại huyện Thiệu Hóa và phòng giao dịch Đông Sơn. Đến nay, địa bàn hoạt động của Chi nhánh không ngừng được mở rộng, đa dạng về vị trí địa lý từ đồng bằng đến các huyện vùng núi thấp của tỉnh gồm: Thiệu Hóa, Đông Sơn, Ngọc Lặc, Triệu Sơn, một phần của huyện Yên Định và Vĩnh Lộc. Dư nợ đến nay đạt trên 110 tỷ đồng, hơn 13 nghìn thành viên tham gia, trong đó có hơn 5 nghìn thành viên có dư nợ vốn vay. Trong năm 2023, Chi nhánh tiếp cận và giải ngân cho trên 4 nghìn lượt khách hàng với số tiền phát vốn trên 153 tỷ đồng.
Nhằm lan tỏa hơn nữa mục tiêu “vì sự phát triển cộng đồng”, góp phần đẩy lùi tín dụng đen, Chi nhánh Thiệu Hóa đã bám sát định hướng, kế hoạch của tổ chức, không ngừng nỗ lực, cố gắng mở rộng địa bàn hoạt động. Vừa qua, đội ngũ cán bộ, nhân viên Chi nhánh đã tích cực triển khai mở rộng địa bàn hoạt động tại 2 huyện Vĩnh Lộc và Yên Định. Giám đốc Chi nhánh Thiệu Hóa Hoàng Văn Biên cho biết: “Việc mở rộng địa bàn hoạt động đã được lãnh đạo Tổ chức TCVM đánh giá, nghiên cứu kỹ về tình hình kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu của người dân. Đây là cách thiết thực, hiệu quả nhất để mang nguồn vốn “tín dụng xanh" tới từng ngõ, từng nhà cho đối tượng khách hàng là hộ nghèo, thu nhập thấp được tiếp cận nhanh hơn, gần hơn với các dịch vụ tài chính và phi tài chính của TCVM Thanh Hóa, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước đẩy lùi tín dụng đen, tạo động lực thúc đẩy phong trào XDNTM, NTM nâng cao, kiểu mẫu tại các địa phương này”.
Trong quá trình triển khai việc mở rộng địa bàn, Chi nhánh nhận được nhiều sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, các cấp hội phụ nữ, tạo tiền đề để TCVM Thanh Hóa tiếp cận nhanh hơn tới khách hàng đích. Cùng với đó là đội ngũ cán bộ, nhân viên năng động, tích cực, sáng tạo tạo nên lợi thế nhất định của TCVM Thanh Hóa. Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng, diễn biến phức tạp của hoạt động tín dụng đen hay công tác truyền thông đến các thôn, xóm... đang là những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Phát huy lợi thế, từng bước tháo gỡ khó khăn, ngoài việc tranh thủ tối đa sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, Chi nhánh thực hiện điều chỉnh lại công tác nhân sự nội bộ. Việc tuyên truyền được chia theo cụm, nhóm khách hàng tham gia với số lượng 5 - 10 người/buổi để truyền tải nội dung hoạt động của TCVM Thanh Hóa được đầy đủ, rõ ràng hơn. Tạo mối liên hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, phụ nữ thôn xóm qua đó xây dựng đội ngũ công tác viên hiệu quả.
Trước những nỗ lực nâng cao hiệu quả dẫn vốn để ngày càng có nhiều khách hàng là hộ nghèo, thu nhập thấp được tiếp cận nguồn vốn vay thân thiện, hiệu quả, dự kiến thời gian tới, Tổ chức TCVM Thanh Hóa sẽ mở rộng địa bàn hoạt động tới 15 xã, thị trấn với trên 50 thôn, xóm; hướng đến thành lập 1 phòng giao dịch cho 2 huyện Yên Định và Vĩnh Lộc. Cùng với đó, nhiều chương trình phi tài chính của tổ chức sẽ được triển khai, thực hiện như: Chương trình Nữ doanh nhân; Chương trình Tăng trưởng doanh nghiệp của tôi; các khóa đào tạo quản lý tài chính cá nhân cho khách hàng với phương pháp 1-1..., kết nối với địa phương thực hiện các chương trình an sinh xã hội, từ đó nâng cao uy tín, hình ảnh và vị thế của TCVM Thanh Hóa...
Bài và ảnh: Hoàng Linh
{name} - {time}
-
2024-12-27 10:15:00
Thị trường hoa, cây cảnh sôi động vào vụ tết
-
2024-12-27 09:03:00
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật mới được phép sử dụng tại Việt Nam
-
2024-03-31 21:30:00
Hướng tới phát triển ngành thủy sản bền vững
Nuôi ốc nhồi cho lợi nhuận gần nửa tỷ đồng mỗi năm
Bà Rịa - Vũng Tàu đột phá, tiên phong vì mục tiêu, khát vọng phát triển thịnh vượng
Lan tỏa câu chuyện chuyển đổi số
Người duy nhất còn sản xuất giống tôm - cua ở Nga Sơn
Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi: Doanh nghiệp, HTX xây dựng sản phẩm đặc sản khu vực miền núi
Nhiều khó khăn trong nâng hạng sản phẩm OCOP
Kích cầu tiêu dùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng nguồn thu ngân sách nhà nước
Bản tin tài chính 29/3/2024: Giá vàng tăng điên cuồng lập kỷ lục mới
Hà Trung ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông