(Baothanhhoa.vn) - Để góp phần thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) trên địa bàn, hằng năm, các cấp, các ngành, các xã, thị trấn, các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện phương án PCTT&TKCN theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Tĩnh Gia với công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Huyện Tĩnh Gia với công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Cảng cá Lạch Bạng (Tĩnh Gia).

Để góp phần thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) trên địa bàn, hằng năm, các cấp, các ngành, các xã, thị trấn, các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện phương án PCTT&TKCN theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật PCTT, các nghị định của Chính phủ, các văn bản có liên quan nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành của các tổ chức và mọi người dân. Kiện toàn ban chỉ huy PCTT&TKCN, phân công nhiệm vụ, quy định trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, cho mỗi thành viên.

Trên cơ sở các loại hình thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường xảy ra trên địa bàn, huyện triển khai rà soát, xây dựng phương án ứng phó thiên tai sát với thực tế, nhất là phương án đối phó với bão mạnh, siêu bão, phương án hộ đê, phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du hồ chứa, phương án bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tàu thuyền hoạt động trên sông, trên biển; phương án sơ tán nhân dân ở vùng ven biển, ven cửa lạch, bãi sông, vùng trũng, vùng thấp, vùng sạt lở. Đồng thời, tổ chức lực lượng, triển khai công tác chuẩn bị vật tư, phương tiện, hậu cần theo phương án đã lập, sẵn sàng đối phó khi thiên tai xảy ra. UBND huyện, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban, đơn vị có liên quan trên địa bàn triển khai thực hiện có hiệu quả phương án PCTT&TKCN. Cụ thể, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các xã ven biển, Đồn Biên phòng Hải Hòa và Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Nghi Sơn xây dựng phương án quản lý, nắm bắt toàn diện mọi hoạt động của tàu thuyền và ngư dân trên biển. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các địa phương và ngư dân thực hiện nghiêm túc công tác chuẩn bị, chủ động triển khai đối phó khi có bão và áp thấp nhiệt đới. Các xã vùng biển chịu trách nhiệm xây dựng phương án quản lý người và phương tiện hoạt động trên biển; phương án kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền và ngư dân vào tránh trú bão, áp thấp nhiệt đới; phương án bảo đảm an toàn cho người và tài sản tại các khu nuôi trồng thủy sản ở cửa sông, ven biển... Xử lý nghiêm đối với chủ phương tiện không chấp hành nghiêm túc những quy định, như: Trang bị đầy đủ phao cứu sinh, hệ thống thông tin liên lạc; chế độ thông tin báo cáo giữa chủ phương tiện với chính quyền địa phương, nhất là khi có bão và áp thấp nhiệt đới. Kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng công trình đê điều, hồ đập, kênh mương, các trạm bơm tiêu, các công trình phục vụ phòng chống lũ, ngập lụt.

Đối với các công trình đê điều, hồ đập đang bị hư hỏng chưa có kinh phí sửa chữa phải huy động vật tư, nhân lực địa phương để xử lý, khắc phục bảo đảm an toàn khi có mưa, lũ, bão. Những công trình hư hỏng lớn, không xử lý được địa phương phải báo cáo kịp thời để xin chủ trương giải quyết từ cấp trên. Những hồ đập bị hư hỏng nặng, không khắc phục được địa phương phải lập phương án không tích nước để không xảy ra vỡ đập đột ngột gây hậu quả nghiêm trọng. Để bảo đảm an toàn cho việc vận hành các hồ chứa, huyện yêu cầu các địa phương quản lý hồ chứa xây dựng phương án bảo đảm an toàn cho vùng hạ du và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để cán bộ và nhân dân biết chủ động phòng tránh.

Qua kiểm tra thực tế cho thấy, hiện các tuyến đê trên địa bàn huyện chủ yếu là đê cấp 4, cấp 5, với tổng chiều dài 84,116 km; trong đó, đê sông 72,344 km, đê biển dài 11,772km; kè lát mái đê sông, biển 40,06 km, còn lại 44,11km là đê đất và chưa có đê; có 131 cống qua đê và hầu hết đã xuống cấp. Các tuyến đê xung yếu gồm đê hữu sông Thị Long; đê hữu Cầu Se; đê tả, đê hữu sông Bạng phía Tây tuyến Quốc lộ 1A... Ngoài ra, trên địa bàn huyện có 48 hồ đập vừa và nhỏ, trong đó 16 hồ do Công ty TNHH MTV Sông Chu quản lý, các hồ còn lại bàn giao cho các xã quản lý. Hiện nay có 4 hồ xuống cấp, gồm: Hồ Đồng Cấm, xã Định Hải; hồ Đông Sơn, Nam Sơn, xã Phú Sơn; hồ Ông Già, xã Trường Lâm. Toàn huyện có 12 kênh tiêu, tổng chiều dài 26,3km; 2 trạm bơm tiêu (trạm bơm tiêu xã Thanh Thủy và trạm bơm tiêu Các Sơn), 18 trạm bơm tưới. Hệ thống tiêu chính, gồm: Sông Kênh Than, sông Ghép, sông Bạng và sông Hà Nẫm, xã Hải Hà.

Đi đôi với đó, huyện chỉ đạo kiện toàn các đội tuần tra canh gác đê, lực lượng xung kích, cứu thương... phân công giao nhiệm vụ, trách nhiệm, vị trí cụ thể cho từng bộ phận và cá nhân; tổ chức tập huấn kỹ thuật, nghiệp vụ cho lực lượng canh đê và lực lượng xung kích hộ đê. Rà soát, thống kê, phân loại chi tiết từng khu vực dân cư đang sống ở bãi sông sẽ bị ngập lụt khi có lũ lớn ứng với từng cấp báo động lũ để bổ sung hoàn thiện phương án sơ tán người và tài sản trước khi lũ về. Căn cứ vào tình hình cụ thể từng địa phương, dự kiến các tình huống có thể xảy ra để bổ sung, hoàn thiện phương án TKCN của ngành, đơn vị, địa phương. Chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện, thiết bị... tổ chức tập huấn, huấn luyện theo phương án để sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra. Tổ chức, theo dõi chặt chẽ, nắm bắt kịp thời tình hình thời tiết, thiên tai, tai nạn trên biển, trên cửa lạch để có biện pháp xử lý kịp thời. Tăng cường các biện pháp quản lý người, phương tiện nghề cá và các hoạt động của các tàu dịch vụ tham gia trên biển, trên sông, trên các hồ đập, kiên quyết xử lý đối với các phương tiện hoạt động không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Tiếp tục xây dựng, củng cố các đội tàu cứu hộ, cứu nạn tại các xã Hải Thanh, Hải Bình, Nghi Sơn, Hải Châu, phát huy triệt để phương châm 4 tại chỗ trong thực hiện nhiệm vụ TKCN. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về PCTT&TKCN; làm tốt chính sách động viên, khen thưởng đối với gương người tốt, việc tốt trong thực hiện nhiệm vụ PCTT&TKCN.

Ban chỉ huy PCTT&TKCN các xã, thị trấn, các đơn vị tổ chức, bố trí phòng trực ban, trang bị điện thoại, máy fax, máy tính kết nối internet để tiếp nhận, tổng hợp và xử lý các thông tin về PCTT&TKCN kịp thời. Thực hiện nghiêm chế độ trực ban PCTT theo quy định; thường xuyên truy cập vào hòm thư điện tử của UBND huyện để nhận các công điện, văn bản chỉ đạo của UBND huyện, Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện.

Xuân Hùng


Xuân Hùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]