(Baothanhhoa.vn) - Là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, huyện Thọ Xuân đã đẩy mạnh thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao; ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất... để góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.

Huyện Thọ Xuân phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực

Là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, huyện Thọ Xuân đã đẩy mạnh thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao; ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất... để góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.

Huyện Thọ Xuân phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lựcNgười dân xã Thọ Hải chăm sóc rau an toàn.

Sau khi UBND tỉnh ban hành danh mục các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, huyện Thọ Xuân đã rà soát các sản phẩm có thế mạnh của địa phương để thực hiện các giải pháp phát triển theo đúng lộ trình. Qua đó, huyện đã xây dựng kế hoạch, giải pháp để phát triển các sản phẩm như lúa gạo, rau, thịt và trứng gia cầm, thịt lợn, bò thịt,... Để tạo điều kiện cho người dân phát triển các sản phẩm nông nghiệp, thời gian qua, huyện Thọ Xuân đã khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp, HTX trên địa bàn thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung; thuận lợi để áp dụng khoa học - kỹ thuật và ứng dụng cơ giới hóa. Bên cạnh đó, thực hiện rà soát lại toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, để có định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên từng đơn vị diện tích canh tác. Những năm gần đây, xác định khoa học - kỹ thuật là khâu then chốt để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, huyện đã đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp an toàn. Các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu với sâu bệnh, điều kiện ngoại cảnh được đưa vào sản xuất thay thế dần các giống cũ. Đồng thời, quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp hoàn thiện hệ thống giao thông nội đồng, các công trình thủy lợi, trạm bơm, hệ thống đường điện các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,... Để phát triển các sản phẩm chủ lực theo hướng bền vững, huyện chú trọng tạo điều kiện thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn; ưu tiên các sản phẩm như lúa, rau màu, cây ăn quả và được thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp.

Đối với các sản phẩm chăn nuôi, huyện quy hoạch khu trang trại tập trung xa khu dân cư theo quy định; chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh; các trang trại ứng dụng khoa học công nghệ để xử lý chất thải trong chăn nuôi, sử dụng đệm lót sinh học, sử dụng các loại giống có năng suất, chất lượng cao... duy trì thực hiện chương trình nâng cao tầm vóc đàn bò bằng tinh bò Zebu. Bên cạnh đó, chú trọng thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp, như Công ty CP Nông sản Phú Gia, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam, Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam,...

Theo thống kê của UBND huyện Thọ Xuân, thông qua thực hiện các giải pháp phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực, trên địa huyện đã hình thành và mở rộng diện tích các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung gắn với phát triển thương hiệu như vùng lúa năng suất, chất lượng cao 6.500 ha, vùng trồng cây ăn quả 360 ha, vùng sản xuất lúa giống 500 ha/1 vụ... Đồng thời, xây dựng và duy trì thực hiện được 16 cánh đồng mẫu lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống, lúa thương phẩm, với diện tích 1.200 ha/năm; 25 trang trại chăn nuôi lợn ngoại ứng dụng công nghệ cao, 45 trang trại chăn nuôi gà ứng dụng đệm lót sinh học...; trong đó, có 33 trang trại thực hiện liên kết, bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp. Thời gian tới, để thực hiện có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, huyện Thọ Xuân phấn đấu phát triển vùng lúa năng suất, chất lượng cao, với diện tích 13 nghìn ha/năm; 70% diện tích rau an toàn, 80% diện tích sản xuất cây ăn quả tập trung có hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Bên cạnh đó, phát triển đàn gia cầm đạt 1,4 triệu con, sản lượng trứng 68 triệu quả; tổng đàn lợn 60 nghìn con, 85% các trang trại chăn nuôi gà ứng dụng khoa học công nghệ để xử lý chất thải trong chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học, chế phẩm men vi sinh, 90% các trang trại chăn nuôi lợn ứng dụng khoa học - kỹ thuật, quy mô chuồng kín hiện đại; đàn bò lai đạt tỷ lệ 100% tổng đàn.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]