(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, huyện Lang Chánh đã chỉ đạo nhân dân phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng bền vững, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Lang Chánh phát triển kinh tế lâm nghiệp

Huyện Lang Chánh phát triển kinh tế lâm nghiệp

Chế biến lâm sản tại Công ty CP Chế biến lâm sản Lang Chánh ở Cụm Công nghiệp Bãi Bùi, xã Quang Hiến.

Những năm qua, huyện Lang Chánh đã chỉ đạo nhân dân phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng bền vững, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân.

Cùng cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lang Chánh, chúng tôi đến thăm mô hình trang trại chăn nuôi kết hợp trồng rừng của gia đình anh Vi Văn Bình ở xã Tân Phúc. Anh Bình, cho biết: Vùng đồi này trước kia chỉ là vùng đất hoang hóa, cỏ dại, lau lách. Khi huyện Lang Chánh có chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp, kinh tế đồi rừng, anh đã mạnh dạn nhận đấu thầu đất để làm trang trại chăn nuôi kết hợp trồng cây lâm nghiệp. Để có được thành quả như ngày hôm nay, anh bỏ nhiều công sức, tiền bạc cải tạo 8 ha đất đồi hoang hóa thành những mảnh đất màu mỡ, tốt tươi. Đến nay, trang trại có 5 ha luồng chuẩn bị cho thu hoạch, diện tích còn lại trồng cây ăn quả, xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn, gà dưới tán rừng. Mỗi năm, trừ chi phí anh thu lãi từ 120 – 150 triệu đồng.

Thực hiện Đề án “Phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với chế biến” mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lang Chánh lần thứ XXII (giai đoạn 2015-2020) đề ra, những năm qua huyện Lang Chánh đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, phong trào trồng rừng, bảo vệ rừng, cải tạo rừng, khai thác, chế biến lâm sản có nhiều chuyển biến tích cực. Ngoài ra, huyện tiếp tục có chính sách chăm sóc, phục tráng rừng luồng; đồng thời triển khai nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ, chăm sóc bảo vệ và phát triển rừng. Phong trào phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, trồng rừng theo các chương trình, dự án được triển khai rộng khắp, góp phần tăng độ che phủ rừng, nâng cao mức sống cho người dân. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có trên 20.000 ha rừng trồng, trong đó có 14.000 ha luồng, trên 6.000 ha keo. Năm 2018 toàn huyện đã khai thác được 14.748m3 gỗ rừng trồng, trên 33.000 ste củi, 8.793.000 cây luồng và cọc luồng, 3.000 tấn nứa nguyên liệu, giá trị ước đạt trên 518 tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ. Ngoài ra, huyện đã trồng mới được 94.000 cây phân tán, 1.410 ha rừng tập trung; khoanh nuôi, tái sinh được 17.641 ha; chăm sóc 14.230 ha rừng; bảo vệ trên 45.000 ha rừng. Tiếp tục bón phân phục tráng năm thứ hai 500 ha rừng luồng, nâng tổng số rừng luồng được phục tráng lên 1.350 ha; khoanh nuôi, tái sinh thêm 1.000 ha luồng, nâng tổng số diện tích rừng luồng được khoanh nuôi, tái sinh lên 2.000 ha; công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng được quan tâm; tỷ lệ che phủ rừng đạt 80,61% (đứng thứ 3 toàn tỉnh). Bên cạnh đó, huyện đã thu hút được 6 doanh nghiệp chế biến lâm sản vào hoạt động ở Cụm Công nghiệp Bãi Bùi, xã Quang Hiến, góp phần giải quyết nguồn nguyên liệu tại chỗ, tạo việc làm cho lao động địa phương, bà con yên tâm đầu tư sản xuất, qua đó chứng minh phát triển rừng gắn với chế biến lâm sản là hướng đi đúng của huyện.

Để phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng bền vững, huyện Lang Chánh tiếp tục vận động nhân dân trồng, chăm sóc bảo vệ rừng theo hướng áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp; đồng thời đưa cây vầu vào trồng thí điểm ở một số xã có ít rừng luồng; tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng, kêu gọi, thu hút doanh nghiệp liên kết đầu tư sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp cho người dân...

Khắc Công


Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]