(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, nghề khai thác hải sản của tỉnh không ngừng phát triển, tăng lượng tàu cá có công suất lớn, đánh bắt xa bờ, giảm áp lực khai thác đối với vùng biển ven bờ, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho ngư dân vùng ven biển.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hướng đến khai thác hải sản bền vững

Thời gian qua, nghề khai thác hải sản của tỉnh không ngừng phát triển, tăng lượng tàu cá có công suất lớn, đánh bắt xa bờ, giảm áp lực khai thác đối với vùng biển ven bờ, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho ngư dân vùng ven biển.

Hướng đến khai thác hải sản bền vững

Ngư dân xã Nghi Sơn (Tĩnh Gia) chuẩn bị vươn khơi xa bằng những con tàu công suất lớn.

Với định hướng phát triển các tàu cá có công suất lớn, có khả năng vươn khơi xa, giảm gánh nặng cho nguồn lợi thủy sản gần bờ, tỉnh chủ trương hạn chế tàu có công suất nhỏ, nhất là tàu có công suất dưới 20CV. Thực hiện các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, ngư dân trong tỉnh mạnh dạn đầu tư tàu công suất lớn vươn khơi đánh bắt xa bờ dài ngày, hiệu quả kinh tế cao. Từ đầu năm đến nay ngư dân ở các địa phương ven biển của tỉnh đã đóng mới 103 tàu cá, công suất từ 90CV trở lên. Lâu nay, ngư trường truyền thống của ngư dân trong tỉnh là vùng biển Vịnh Bắc bộ, ngư trường hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Gần đây, nhiều tàu cá công suất lớn của ngư dân đã đăng ký giấy phép khai thác vùng biển phía Nam, vươn tới ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa đánh bắt hải sản. Ông Nguyễn Văn Tuy, xã Ngư Lộc (Hậu Lộc) chủ tàu cá mang biển hiệu TH 90789-TS với công suất 829 CV cho biết, tàu cá của gia đình đăng ký hoạt động khai thác hải sản thường xuyên ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa bằng nghề chụp mực, lưới rê, vây, khu vực này hải sản còn nhiều, khai thác rất hiệu quả. Chuyến biển giáp tết dương lịch, tàu của ông đã trúng đậm, khai thác đạt sản lượng 60 tấn, tương đương 600 triệu đồng.

Hiện nay, toàn tỉnh có 1.872 tàu cá công suất từ 90CV trở lên, chiếm 26,5% tổng số tàu cá của tỉnh. Trong năm 2018, sản lượng khai thác hải sản đạt 116.926 tấn, tăng 7,2% so với cùng kỳ, trong đó, khai thác biển đạt 112.826 tấn hải sản. Nhiều tàu cá được trang bị các phương tiện hàng hải hiện đại, như máy định vị, máy dò cá, máy thông tin liên lạc; công nghệ và phương tiện khai thác tiên tiến. Ngư dân cũng từng bước phát triển các nghề khai thác hải sản có hiệu quả kinh tế cao, như: Nghề câu, vây, chụp mực, lưới rê... Với định hướng khai thác chọn lọc, nghề lưới rê đã và đang mang lại thu nhập cao cho ngư dân các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia... và trung bình doanh thu đạt 80 triệu đồng/chuyến khai thác. Ngoài ra, các địa phương ven biển đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể có liên quan của tỉnh tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật và vận động ngư dân cam kết không sử dụng chất nổ, hóa chất, xung điện hay phương tiện cấm để khai thác hải sản và không tranh chấp ngư trường.

Ông Nguyễn Đức Cường, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cho biết: Thời gian qua, chi cục cùng với các địa phương đã tích cực triển khai thực hiện các chính sách phát triển thủy sản, tạo điều kiện cho ngư dân đóng tàu cá công suất lớn, trang thiết bị hiện đại, vươn khơi xa khai thác hải sản. Một số chủ tàu đã tự giác bỏ nghề khai thác hải sản mang tính hủy diệt chuyển đổi sang nghề khai thác khơi xa, mở rộng ngư trường. Công tác quản lý, bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản được thực hiện thường xuyên. Chủ động thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Việc kiểm soát nghề cá hiệu quả sẽ góp phần quan trọng trong việc duy trì nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái thủy sinh, bảo đảm nghề cá phát triển hiệu quả, an toàn, bền vững, góp phần nâng cao đời sống của cộng đồng ngư dân.

Để hướng tới nghề khai thác hải sản bền vững, tỉnh định hướng việc sắp xếp, cơ cấu ngành nghề khai thác một cách phù hợp, giảm dần và tiến tới xóa bỏ các nghề khai thác thiếu bền vững. Tổ chức lại sản xuất trên biển theo mô hình tổ đoàn kết trên biển đối với khai thác vùng biển khơi và mô hình đồng quản lý đối với vùng biển ven bờ. Chuyển giao công nghệ khai thác tiên tiến, trang thiết bị phục vụ khai thác và bảo quản sản phẩm khai thác xa bờ; khuyến khích thành lập các đội tàu cung ứng dịch vụ hậu cần, mua gom sản phẩm cho các tàu khai thác xa bờ, tạo điều kiện cho lao động nghề cá đi biển dài ngày. Tổ chức tốt thông tin liên lạc, cảnh báo thiên tai kịp thời cho ngư dân trên biển, bảo đảm an toàn đi biển, tổ chức phối hợp ứng cứu kịp thời khi có rủi ro. Thực hiện nghiêm ngặt quy trình khai thác hải sản theo mùa vụ; nghiêm cấm khai thác các đối tượng đang trong mùa sinh sản và sử dụng các công cụ khai thác hủy hoại môi trường nguồn lợi thủy sản.

Bài và ảnh: Lê Hợi


Bài Và Ảnh: Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]