(Baothanhhoa.vn) - Hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ trên thị trường hiện vẫn còn là vấn đề nhức nhối. Thực trạng này gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, làm suy giảm niềm tin của người dân và uy tín của các nhà sản xuất chân chính.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giữ thị trường bình ổn, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ trên thị trường hiện vẫn còn là vấn đề nhức nhối. Thực trạng này gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, làm suy giảm niềm tin của người dân và uy tín của các nhà sản xuất chân chính.

Lực lượng quản lý thị trường hướng dẫn người dân nhận biết hàng giả.

Với mục tiêu giữ thị trường bình ổn, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trên lĩnh vực này, Ban Chỉ đạo (BCĐ) 389 tỉnh đã và đang nỗ lực triển khai các giải pháp quyết liệt, nhất là bước vào những tháng cuối năm khi thị trường hàng hóa sôi động.

BCĐ 389 tỉnh đã chỉ đạo các ngành thành viên xây dựng, tham mưu tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đồng thời, giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành chủ động phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch tuyên truyền phù hợp với từng địa bàn, từng lĩnh vực theo đặc điểm dân tộc, tập quán sinh hoạt từng vùng miền, với sự tham gia tích cực của hệ thống chính trị và cấp ủy, chính quyền cơ sở cùng cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân.

Là cơ quan thường trực của BCĐ 389 tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh luôn chú trọng triển khai các giải pháp thiết thực để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa trong vấn đề chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Từ đầu năm đến nay, các đội trực thuộc đã tổ chức thường xuyên hoạt động tuyên truyền lưu động tại địa bàn 27/27 huyện, thị xã, thành phố, treo băng rôn khẩu hiệu tại các địa bàn tập trung nhiều cư dân sinh sống. Cục Quản lý thị trường tỉnh cũng chỉ đạo các đội trực thuộc trong quá trình kiểm tra, kiểm soát và quản lý địa bàn tổ chức ký cam kết không vi phạm quy định trong sản xuất, kinh doanh. Kết quả, đã có 5.114 cơ sở ký cam kết không kinh doanh hàng hóa nhập lậu; không sản xuất, tàng trữ, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ; không nâng giá, ép giá... Qua kiểm tra, có 2.007 cơ sở ký cam kết chấp hành tốt. Thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát, lực lượng quản lý thị trường cũng lồng ghép công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người kinh doanh, người dân để họ nắm được các quy định của pháp luật khi tham gia kinh doanh. Đẩy mạnh tuyên truyền cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và Chỉ thị “Người Thanh Hóa ưu tiên dùng hàng Thanh Hóa”, thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt, hàng nội tỉnh.

Bên cạnh đó, các ngành Công an, Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Quản lý thị trường, Kiểm lâm, Hải quan, BCĐ 389 các huyện, thị xã, thành phố cũng tích cực chủ động phối hợp, kiểm tra, kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm tại các tuyến biên giới đất liền, đường biển, đường sắt, tuyến Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, các trung tâm thương mại. Trong đó, tập trung kiểm tra các mặt hàng cấm, hàng lậu gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự xã hội cũng như đến tính mạng, sức khỏe của nhân dân, như: Ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, động vật hoang dã, gỗ, thuốc lá điếu, rượu ngoại, hàng may mặc, bánh kẹo... Xử lý nghiêm vi phạm về các hành vi vi phạm về giá, như: Quy định về ghi nhãn hàng hóa; niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; công bố tiêu chuẩn áp dụng, hợp chuẩn, hợp quy, đo lường chất lượng; sử dụng hóa đơn quay vòng, trốn thuế; các điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật; các hành vi giả mạo nhãn hiệu. Trong 9 tháng đầu năm, các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ 5.860 vụ vi phạm trong hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; trong đó, chuyển khởi tố hình sự 385 vụ, xử lý vi phạm hành chính 5.475 vụ, tổng số tiền phạt vi phạm hành chính và truy thu thuế gần 140,6 tỷ đồng.

Dự báo thị trường, giá cả hàng hóa thời gian tới có những diễn biến phức tạp; hoạt động buôn lậu, hàng cấm, gian lận thương mại, hàng giả, hàng không bảo đảm an toàn thực phẩm có chiều hướng gia tăng, nhất là hàng hóa, dịch vụ phục vụ mùa thu đông và những tháng cuối năm. Để bình ổn thị trường, bảo đảm cung cầu hàng hóa trên địa bàn, các ngành thành viên BCĐ 389 tỉnh, BCĐ 389 các huyện, thị xã, thành phố sẽ tiếp tục triển khai, thực hiện tốt các kế hoạch của Chính phủ, UBND tỉnh về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; kế hoạch về tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng. Kế hoạch về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu. Đồng thời, tăng cường theo dõi sát tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, nắm bắt thông tin, không để tình trạng đầu cơ, tích trữ hàng hóa, tung tin thất thiệt gây rối loạn thị trường. Phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các phương tiện thông tin đại chúng, giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng hiểu và chấp hành các quy định của pháp luật.


Bài và ảnh: Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]