(Baothanhhoa.vn) - Đan cót là nghề “cha truyền con nối” của người dân làng Giàng, phường Thiệu Dương, TP Thanh Hóa. Trải bao thăng trầm của lịch sử cùng tốc độ đô thị hóa, nghề đan cót nơi đây dù không còn được nhiều người mặn mà, nhưng vẫn được duy trì.

Giữ lửa cho nghề cót làng Giàng

Đan cót là nghề “cha truyền con nối” của người dân làng Giàng, phường Thiệu Dương, TP Thanh Hóa. Trải bao thăng trầm của lịch sử cùng tốc độ đô thị hóa, nghề đan cót nơi đây dù không còn được nhiều người mặn mà, nhưng vẫn được duy trì.

Giữ lửa cho nghề cót làng Giàng

Cót Giàng từng là một biểu tượng đan lát đẹp, bền, ít nơi có được. Sản phẩm của làng gồm cót, nan, rổ, rá, thúng, mủng… trong đó nổi tiếng nhất vẫn là cót.

Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, từ những năm 60 của thế kỷ trước, cót làng Giàng có mặt ở khắp các chợ quê xứ Thanh. Những năm gần đây dân làng chuyển sang làm cót xuất khẩu.

Giữ lửa cho nghề cót làng Giàng

Để tạo ra một tấm cót ưng ý, công đoạn khá cầu kỳ, tỉ mỉ. Đầu tiên phải chọn loại nứa, vầu bánh tẻ, dụng cụ chặt nứa là dao dựa sắc, tiếp đến người dân dùng một con dao cau (dao lá bài) chẻ nan. Nan chẻ xong được đem phơi, sấy khô rồi bó lại để chỗ khô ráo.

Giữ lửa cho nghề cót làng Giàng

Là một người lâu năm trong nghề, đôi tay đã không biết bao lần đổ máu do cứa vào tấm cót, chị Lê Thị H ở thôn 3 chia sẻ: “Trước đây cả xã đều làm nghề này, nhưng đến nay chỉ còn ít hộ bám trụ, chủ yếu gia công. Để đan cót, người đan phải khéo léo, lại vừa nhanh tay tránh bị nứa cứa".

Giữ lửa cho nghề cót làng Giàng

Hiện nay một người một ngày làm được từ 2 - 3 tấm cót với mức thu nhập khoảng 150.000 đồng. Do nguyên liệu hiện nay khan hiếm, thị trường không mở rộng, nên nghề đan cót không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều năm nay nghề đan cót đang dần mai một, có nguy cơ xóa sổ.

Ông Dương Khắc Thành - người bao tiêu sản phẩm tại địa phương cho biết: Mỗi tháng gia đình ông đầu tư hàng trăm triệu đồng lên tận các huyện Quan Sơn, Lang Chánh, Thường Xuân... thu mua nguyên liệu, sau đó khoán cho gần 200 hộ dân làm.

Giữ lửa cho nghề cót làng Giàng

Theo ông Thành, thời kỳ nghề cót thịnh vượng nhất cơ sở của gia đình thu hút trên 217 lao động, trừ chi phí, hàng tháng gia đình thu nhập trên 20 triệu đồng. Nay chỉ còn lại 6 lao động, trong đó 4 lao động là người nhà.

Ông Dương Đình Nghị, Bí thư Đảng ủy phường Thiệu Dương cho biết: “Hiện nghề cót chỉ còn ít hộ tham gia, chủ yếu là trẻ nhỏ, người già và người dân tranh thủ thời gian nông nhàn”.

Tuy ít nhưng đây chính là những người đang góp phần để nghề cót nổi tiếng làng Giàng một thời không thất truyền.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]