(Baothanhhoa.vn) - Giá lợn hơi giảm, trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng và hiện vẫn ở mức cao, kéo theo chi phí sản xuất tăng, tạo áp lực lớn đối với người chăn nuôi lợn, nhất là những hộ nuôi nhỏ lẻ.

Giá lợn hơi giảm, người chăn nuôi gặp khó

Giá lợn hơi giảm, trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng và hiện vẫn ở mức cao, kéo theo chi phí sản xuất tăng, tạo áp lực lớn đối với người chăn nuôi lợn, nhất là những hộ nuôi nhỏ lẻ.

Giá lợn hơi giảm, người chăn nuôi gặp khó

Trang trại chăn nuôi lợn tại xã Trung Thành (Nông Cống).

Tại các trại chăn nuôi lợn ở các huyện Yên Định, Hoằng Hoá, Quảng Xương… thời điểm trước khi giảm sâu, giá lợn hơi khoảng từ 75.000 đến 80.000 đồng/kg, hiện nay chỉ còn từ 47.000 đến 50.000 đồng/kg, giảm khoảng 35%.

Trước thực trạng đó, nhiều trang trại đang có xu hướng giảm đàn để tránh thua lỗ sâu, thậm chí có những trang trại buộc phải bỏ trống chuồng do không đủ vốn để duy trì sản xuất.

Anh Đào Duy Lực là chủ hộ chăn nuôi lợn quy mô lớn ở tổ dân phố Phong Lượng, thị trấn Tân Phong (Quảng Xương), cho biết: Trang trại có khoảng 200 con lợn thương phẩm. Lứa lợn vừa xuất chuồng có giá 48.000 đồng/kg, thấp hơn khoảng 22.000 đồng/kg so với thời điểm giá chưa giảm.

Tuy nhiên, giá bán 48.000 đồng/kg lợn hơi không phải là quá thấp nếu giá thức ăn chăn nuôi không tăng cao như hiện nay. Theo tính toán, để nuôi một con lợn đạt trọng lượng 1,1 đến 1,2 tạ và xuất chuồng, người nuôi phải bỏ ra tổng chi phí khoảng 6 triệu đồng. Như vậy, với giá lợn hơi như hiện nay, anh Lực đang chịu lỗ, tuy nhiên vẫn phải chấp nhận để duy trì sản xuất.

Cũng tại thị trấn Tân Phong, gia đình ông Bùi Đức Thành phải giảm đàn bởi có những thời điểm trang trại của ông chỉ bán lợn hơi với giá 46.000 đồng/kg.

Theo chia sẻ của ông Thành, nếu không giảm đàn thì với chi phí sản xuất “đội” lên, nhất là giá mặt hàng thức ăn chăn nuôi gia súc tăng trung bình từ 12,8%-14,5% và chưa có xu hướng giảm. Trong khi đó, việc tiêu thụ lợn hơi cũng ngày càng khó khăn. Trước kia, lợn nuôi trọng lượng đủ tiêu chuẩn tiêu thụ dễ dàng, nhưng nay sức tiêu thụ giảm nên thương lái cũng dè dặt trong việc mua lợn.

Giá lợn hơi giảm, người chăn nuôi gặp khó

Quầy kinh doanh thịt lợn tại chợ Tây Thành (TP Thanh Hóa).

Trong khi đó, theo tìm hiểu tại các chợ trên địa bàn TP Thanh Hoá, dù giá lợn hơi giảm mạnh nhưng giá thịt lợn thương phẩm vẫn duy trì giá từ 90.000 đồng đến 130.000 đồng/kg tùy loại. Giá thịt lợn vẫn ở mức cao là do lợn thương phẩm phải qua quá nhiều khâu trung gian nên bị đẩy giá.

Nguyên nhân khiến giá lợn hơi đang giảm là do nguồn cung thị trường lớn, trong khi sức tiêu thụ chậm. Nhiều doanh nghiệp hiện nay gặp khó khăn phải giảm quy mô sản xuất kèm theo đó cắt giảm lao động nên sức tiêu thụ thịt lợn của bếp ăn tại các khu công nghiệp giảm; đồng thời, tại các nhà hàng, quán ăn... lượng tiêu thụ thịt lợn cũng giảm. Mặt khác, giá các loại thực phẩm như gà, trứng, bò… ở mức thấp, vì vậy người tiêu dùng cũng có nhiều sự lựa chọn hơn.

Tuy nhiên, thực trạng khó khăn lớn nhất đối với người chăn nuôi hiện nay chính là giá thức ăn chăn nuôi tăng cao và chưa có dấu hiệu giảm do nước ta vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đang phải phụ thuộc tới 80% vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Trước khó khăn “kép” mà người chăn nuôi đang phải đối mặt, ngành nông nghiệp dự đoán giá thịt lợn hơi vẫn có xu hướng giảm trong thời gian tới và giá thức ăn chăn nuôi vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Khi hoạt động của các doanh nghiệp đi vào ổn định, việc làm và thu nhập của người lao động được cải thiện trở lại thì sức tiêu thụ sẽ tăng lên.

Vì vậy, người chăn nuôi cần chủ động thực hiện các giải pháp để duy trì sản xuất, hạn chế rủi ro, như dựa trên điều kiện sản xuất của hộ để đầu tư duy trì sản xuất, không nên tái đàn, tăng đàn ồ ạt, theo dõi giá cả thị trường để đầu tư phù hợp.

Bên cạnh đó, chủ động liên kết với cơ sở chăn nuôi có uy tín, các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thương lái, cung vượt quá cầu dẫn tới bị ép giá, lỗ vốn.

Các địa phương cần thực hiện rà soát tổng đàn, tránh tình trạng tăng đàn ồ ạt, không theo kế hoạch, tuyên truyền người dân chủ động phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi lợn, thực hiện chăn nuôi an toàn dịch bệnh… Cùng với đó là hỗ trợ người dân vay vốn để duy trì sản xuất.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]