Thị trường da giày nội địa có nhu cầu rất lớn song không được doanh nghiệp ngành này chú ý vì hầu hết chỉ quan tâm đến xuất khẩu. Nhiều ý kiến cho rằng, trong thời gian tới, các doanh nghiệp da giày phải thay đổi tư duy sản xuất và chú trọng vào thị trường nội địa để tiếp cận khách hàng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Doanh nghiệp da giày - Thay đổi tư duy thiết kế để tiếp cận khách hàng

Thị trường da giày nội địa có nhu cầu rất lớn song không được doanh nghiệp ngành này chú ý vì hầu hết chỉ quan tâm đến xuất khẩu. Nhiều ý kiến cho rằng, trong thời gian tới, các doanh nghiệp da giày phải thay đổi tư duy sản xuất và chú trọng vào thị trường nội địa để tiếp cận khách hàng.

Sản xuất theo thị hiếu sẽ giúp doanh nghiệp da giày dễ tiếp cận khách hàng

Bỏ ngỏ thị trường nội địa

Theo đánh giá của Hiệp hội Da giày, túi xách Việt Nam, người dân Việt có thu nhập ngày càng cao đã thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm da giày thời trang, giày thể thao, giày trẻ em với đa dạng sản phẩm. Ước tính, với dân số 94 triệu người - mức độ sử dụng trung bình 2 đôi giày/dép mỗi năm thì tổng nhu cầu tiêu thụ gần giày dép của người dân Việt Nam sẽ vào khoảng 190 triệu đôi giày/dép mỗi năm.

Tuy nhiên, ngành da giày Việt Nam hiện vẫn chủ yếu là xuất khẩu, không chú trọng nội địa khi hầu hết các doanh nghiệp trong nước chỉ làm gia công xuất khẩu cho thương hiệu nước ngoài. Do đó, sản phẩm da giày tiêu thụ nội địa hầu hết do các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ sở tư nhân trong nước sản xuất, dẫn tới sản phẩm phần lớn có phẩm cấp thấp và trung bình.

Đáng nói hơn, với khoảng 8% sản lượng - tức là khoảng 90 triệu đôi giày/dép tiêu thụ nội địa, ngành mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Theo ước tính, năm 2017 Việt Nam nhập khẩu khoảng 85 triệu đôi giày dép các loại với trị giá gần 500 triệu USD, trong đó nhập từ Trung Quốc tới 96% về số lượng, khoảng 87% về giá trị. Điều này cho thấy thị trường nội địa với nhu cầu ngày càng tăng nhưng lại bị các doanh nghiệp bỏ ngỏ.

Bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng thư ký Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam - đánh giá, trong thời gian dài, ngành da giày chưa quan tâm sản xuất sản phẩm hợp thời trang cho thị trường nội địa và chưa quan tâm xây dựng hệ thống phân phối trong nước một cách bài bản mà phó mặc cho tiểu thương buôn bán nhỏ thao túng thị trường, bán lẫn lộn cùng với giày nhập khẩu tiểu ngạch có chất lượng xấu, giá rẻ, dẫn tới việc sản phẩm không được người tiêu dùng đánh giá cao. Ngoài ra, tình trạng sản xuất và buôn lậu hàng giả, hàng nhái thương hiệu nổi tiếng trong nước - nước ngoài tràn lan không được kiểm soát đã gây khó khăn không nhỏ cho việc phát triển thị trường da giày trong nước.

Thay đổi tư duy thiết kế để tiếp cận khách hàng

Theo bà Xuân, để phát triển thị trường da giày trong nước, các doanh nghiệp da giày cần mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, thiết bị và tăng cường thiết kế mẫu, tạo ra nhiều sản phẩm hợp thời trang, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Bên cạnh đó, các làng nghề da giày, chủ cơ sở sản xuất tư nhân cần chấm dứt làm hàng giả, hàng nhái và quan tâm xây dựng thương hiệu riêng, nhãn hiệu tập thể của làng nghề để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Thực tế cũng cho thấy, trong ngành da giày nội địa đã có những doanh nghiệp Việt có quy mô sản xuất lớn, có thương hiệu và uy tín trên thị trường nội địa, xây dựng được mạng lưới phân phối tại nhiều địa phương. Đơn cử như Công ty TNHH Giày Viễn Thịnh (VITCO). Theo VITCO, nắm bắt được nhu cầu của thị trường nội địa, công ty đã đưa ra thị trường những sản phẩm giày dép hợp thời trang, đảm bảo chất lượng với giá cả phù hợp cho đông đảo khách hàng. Hiện nay sản phẩm giày dép với thương hiệu VITCO, RICH EVER, HODONO… của Viễn Thịnh đã được tiêu thụ rộng rãi từ các tỉnh, thành phố lớn đến những vùng nông thôn trên cả nước.

Sở dĩ VITCO thành công là do thay vì mở các điểm bán lẻ sẽ tạo gánh nặng về chi phí, công ty đã tập trung thiết kế, nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu... để đảm bảo độ bền cho sản phẩm, tổ chức bán hàng trực tuyến trên trang web của công ty và thông qua các cửa hàng, đại lý giày dép. Giá sản phẩm ở mức 200.000-300.000 đồng/đôi, nhắm đến giới nữ làm việc văn phòng. Đây cũng là một bước đột phá của Viễn Thịnh, chính điều này sẽ thay đổi những định kiến của khách hàng chuộng giày ngoại nhưng chất lượng thật sự không như mong muốn.

Hay với Biti’s - một thương hiệu Việt lâu đời nhưng đã có giai đoạn “ngắc ngoải” vì chiến lược hoạt động không phù hợp. Tuy nhiên với chiến lược marketing khôn khéo, từ đầu năm 2016, sản phẩm sneaker của Biti’s - Biti’s Hunter - đã tạo được một lượng lớn thảo luận trên các phương tiện truyền thông (hơn 21.000 thảo luận), trong đó Facebook là nguồn chính của thảo luận nhờ vào hoạt động tích cực của Biti’s trên fanpage. Từ thời điểm đó tới nay, người ta thấy Biti’s đã sẵn sàng hội nhập và không chỉ được giới trẻ Việt đón nhận mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Những dẫn chứng kể trên cho thấy, một doanh nghiệp da giày muốn chinh phục thị trường nội địa trước hết phải có sản phẩm hợp thị hiếu, chất lượng và giá cạnh tranh, tiếp đến phải có chiến lược marketing thông minh giúp người tiêu dùng nhận diện được thương hiệu của mình, từ đó tăng độ phủ của thương hiệu tại nội địa.


Theo Công thương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]