Thời gian qua, do chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nên trên địa bàn tỉnh không xuất hiện dịch bệnh nào trên đàn gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, căn cứ vào diễn biến và dự báo tình hình dịch bệnh cho thấy, hiện đang là thời điểm giao mùa, nên dễ phát sinh và bùng phát một số dịch bệnh nguy hiểm, như: Lở mồm, long móng trên đàn gia súc; dịch tai xanh trên lợn, cúm gia cầm... Đáng chú ý là có bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Thời gian qua, do chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nên trên địa bàn tỉnh không xuất hiện dịch bệnh nào trên đàn gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, căn cứ vào diễn biến và dự báo tình hình dịch bệnh cho thấy, hiện đang là thời điểm giao mùa, nên dễ phát sinh và bùng phát một số dịch bệnh nguy hiểm, như: Lở mồm, long móng trên đàn gia súc; dịch tai xanh trên lợn, cúm gia cầm... Đáng chú ý là có bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, từ đầu năm 2019 đến nay, Chi cục Thú y tỉnh đã chủ động phối hợp với chính quyền các địa phương xây dựng các phương án ứng phó đối với các loại bệnh dịch; phân công lực lượng xuống cơ sở đến giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương; thực hiện cấp hóa chất và tập trung hướng dẫn, đôn đốc các hộ chăn nuôi thực hiện phun hóa chất tiêu độc khử trùng... Đối với bệnh dịch tả lợn châu Phi; đây là loại bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra, có độ nguy hiểm và mức lây lan cao, con nuôi bị mắc bệnh thì tỷ lệ chết 100%, tại nơi xảy ra bệnh dịch vi rút có thể lưu cữu trong nhiều năm, nguy cơ bùng phát dịch cao. Hiện bệnh dịch đã xuất hiện tại 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên, trong khi chưa có vắc-xin phòng, ngừa. Vì vậy, biện pháp phòng, trừ chính hiện nay vẫn là phun hóa chất tiêu độc, khử trùng và theo dõi đến phát hiện bệnh sớm để có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Để chủ động đối phó với bệnh dịch tả lợn châu Phi, ngày 21-2-2019, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 43- KH/UBND về hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chi cục Thú y cấp hóa chất để các địa phương tiến hành phun tiêu độc, khử trùng phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Tin và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]