Tin liên quan
Đọc nhiều
Bảo đảm các mặt hàng thiết yếu phục vụ Nhân dân trong tình hình dịch bệnh COVID-19
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, TP Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị sản xuất, kinh doanh đẩy mạnh sản xuất, tăng lượng dự trữ hàng hóa thiết yếu bảo đảm về số lượng, chất lượng, ổn định giá bán để phục vụ nhu cầu của người dân.
Siêu thị BigC Thanh Hóa chủ động nguồn hàng hóa thiết yếu phục vụ người tiêu dùng trong tình hình dịch bệnh COVID-19.
Trên cơ sở đánh giá số dân, nhu cầu tiêu dùng, thói quen mua sắm và đặc điểm hệ thống phân phối trên địa bàn, TP Thanh Hóa đã xây dựng phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân để ứng phó với dịch bệnh COVID-19. Cùng với việc đưa ra 3 cấp độ của dịch bệnh, thành phố đã xác định cần chuẩn bị lượng hàng hóa tăng thêm từ 30% đến 50% so với nhu cầu bình thường của người dân trong một tháng. Theo đó, TP Thanh Hóa đã phối hợp với Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị có hệ thống bán lẻ trên địa bàn, bao gồm: Siêu thị BigC, Siêu thị Co.opmart, hệ thống Siêu thị Vinmart,... tích trữ hàng hóa nhu yếu phẩm để phục vụ Nhân dân khi nhu cầu tăng.
Thực hiện chỉ đạo của TP Thanh Hóa, hiện các siêu thị, doanh nghiệp và chuỗi cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch ở các phường, xã đã có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng hóa thiết yếu để đáp ứng nhu cầu của người dân. Ngay khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại, Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa đã lên phương án chuẩn bị nguồn hàng kinh doanh thường xuyên, đồng thời còn dự trữ thêm một số mặt hàng thiết yếu để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng khi có dịch bệnh xảy ra. Ông Lê Văn Liêm, Giám đốc Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa, cho biết: “Siêu thị vẫn nhập hàng đều đặn 3 chuyến/tuần đối với các loại hàng thực phẩm từ một số vùng sản xuất. Hiện tại, siêu thị luôn duy trì khoảng hơn 20.000 mã hàng nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của Nhân dân”.
Anh Nguyễn Trọng Thành, chủ cửa hàng thực phẩm an toàn Trí Tài, phường Quảng Phú, cho biết: “Hiện nay chủng loại thực phẩm tại các cửa hàng tương đối đa dạng, phong phú và có nguồn gốc xuất xứ nên người dân luôn tin tưởng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như chất lượng sản phẩm. Nguồn lương thực, thực phẩm của cửa hàng được các nhà sản xuất bảo đảm khi cần thiết có thể điều động hàng trăm tấn gạo và các loại rau, củ, quả để phục vụ nhu cầu của người dân trong mùa dịch này”.
Qua ghi nhận trong hệ thống các siêu thị, các chợ và chuỗi cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch trên địa bàn thành phố thì giá cả của các loại hàng hóa được niêm yết rõ ràng và ổn định, không có hiện tượng thiếu hàng, “sốt giá”. Một số mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu như thịt lợn dao động từ 110.000 đồng đến 140.000 đồng/kg tùy từng loại; các loại cá nước ngọt giá dao động từ 60.000 đồng đến 130.000 đồng/kg; các loại rau, củ, quả giá vẫn ổn định. Mặc dù tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nhưng do tin tưởng vào khả năng cung ứng hàng hóa thiết yếu của hệ thống các siêu thị, các chợ và chuỗi cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch nên tâm lý người dân trên địa bàn thành phố trong mua sắm hàng hóa tương đối ổn định.
Trong thời gian tới, thành phố tiếp tục chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn theo dõi sát tình hình cung cầu, giá cả mặt hàng thiết yếu, mặt hàng có nhu cầu cao trong thời gian ứng phó với dịch bệnh COVID-19 để kịp thời triển khai các giải pháp bảo đảm nguồn hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Đồng thời, phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan nắm chắc nguồn cung các mặt hàng thiết yếu và tăng cường hoạt động kết nối cung cầu để hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, khai thác bảo đảm nguồn cung hàng hóa sẵn sàng phục vụ Nhân dân khi có dịch bệnh xảy ra. Đặc biệt, thành phố cũng đã chuẩn bị nguồn hàng hóa thiết yếu phục vụ các khu vực cách ly đối với trường hợp dịch bệnh xảy ra, lây lan trong cộng đồng. Đồng thời, chỉ đạo các phường, xã vận động các tổ chức, cá nhân có các chuỗi kinh doanh thực phẩm sạch an toàn ở các phường, xã chuẩn bị đầy đủ nguồn cung, tổ chức bán ra, điều tiết nguồn hàng hóa liên tục, tránh không để xảy ra tình hình thiếu hàng hóa.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền TP Thanh Hóa và chuẩn bị đầy đủ của các doanh nghiệp, người dân có thể yên tâm trong trường hợp dịch bệnh COVID-19 có những diễn biến phức tạp hơn, thành phố sẽ kích hoạt các “kịch bản” đã được xây dựng để đáp ứng nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Bài và ảnh: Trần Thanh
{name} - {time}
- 2023-03-31 16:19:00
Hướng đến phát triển nghề cá có trách nhiệm
- 2023-03-31 13:14:00
Ký kết hợp tác toàn diện giữa PVcomBank và Công ty CP Nông sản Phú Gia
- 2021-06-08 15:00:00
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị đáo hạn của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học trong nông nghiệp
Cung ứng vật tư sản xuất vụ thu mùa
Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới bền vững: Phát triển nông nghiệp theo vùng
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang kiểm tra, chỉ đạo phương án điều chỉnh đoạn đê liên quan đến Dự án Flamingo Linh Trường, khu B
Như Xuân, ngọt mùa dưa hấu
Cây xóa đói, giảm nghèo ở huyện biên giới Quan Sơn
Tăng cường quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh
Chuyển đổi số trong quản trị nhân sự ở các doanh nghiệp
Thị xã Bỉm Sơn đẩy mạnh thu hút đầu tư