(Baothanhhoa.vn) - Để kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, kinh doanh trước những tác động từ dịch bệnh COVID-19, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa)  đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn cân đối nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giải pháp hạn chế tác động của dịch bệnh COVID-19

Bài 3: Ngành ngân hàng hỗ trợ khách hàng phát triển sản xuất, kinh doanh

Bài 3: Ngành ngân hàng hỗ trợ khách hàng phát triển sản xuất, kinh doanh

Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 nên cơ sở phân phối nước ngọt cho các huyện Quảng Xương, Nông Cống gặp khó khăn về nguồn vốn vay.

Để kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, kinh doanh trước những tác động từ dịch bệnh COVID-19, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn cân đối nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Bà Lương Thị Nga, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Thành Nga, phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa, chuyên sản xuất, gia công các loại quần áo, cho biết: Thời điểm sau Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 là cao điểm đặt hàng của các cửa hàng bán lẻ. Để đáp ứng đủ yêu cầu đơn hàng của các khách hàng, ngay từ quý 4-2019, công ty đã liên hệ tới các cơ sở cung cấp nguyên liệu để đặt hàng trước, chuẩn bị nguồn vốn và nhân lực. Thế nhưng dịch bệnh COVID-19 bùng phát từ cuối tháng 1-2020 đã khiến nguồn nguyên liệu không thể nhập về, mọi hoạt động sản xuất của DN đều bị đình trệ. Bản thân DN đang phải vay vốn của ngân hàng với mức lãi vay từ 8%-10%/năm. Do vậy, nếu DN không được ngân hàng hỗ trợ để tiếp tục vay vốn sẽ rất khó khôi phục.

Anh Lê Thanh Hải, chủ cơ sở phân phối nước ngọt cho các huyện Quảng Xương, Nông Cống, cho biết: Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên lượng hàng hóa xuất ra thị trường của cửa hàng giảm khoảng hơn 70% so với cùng kỳ, hàng tồn thì không thu hồi vốn được khiến nguồn thu bị thâm hụt lớn. Trong khi tiền thuê nhà kho, tiền công của người lao động, lãi vay ngân hàng... vẫn phải chi trả. Điều này đã khiến cho cơ sở kinh doanh của gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, anh rất mong ngân hàng tạo điều kiện giảm lãi suất, gia hạn thời gian trả nợ cho gia đình.

Trước thực tế này, NHNN Thanh Hóa đã đề nghị các tổ chức tín dụng chủ động nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, mức độ thiệt hại của khách hàng đang vay vốn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhất là những ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều, như: Du lịch, thương mại, nông nghiệp, xuất nhập khẩu, để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, như: Cơ cấu lại thời gian trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay... theo quy định của pháp luật. Theo đó, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đang rà soát, xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng đối với các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 và có dư nợ gốc hoặc lãi đến kỳ hạn trả nợ trong khoảng thời gian từ ngày 23-1 và đến ngày 31-3; cho vay mới đối với khách hàng theo quy định để ổn định sản xuất, kinh doanh. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trên cơ sở đề nghị của khách hàng và đánh giá của tổ chức tín dụng về mức độ thiệt hại, ảnh hưởng, khả năng tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Đến hết tháng 2-2020, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất cho 8.330 khách hàng, với dư nợ hơn 39.404 tỷ đồng; cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 70 khách hàng, với dư nợ 585 tỷ đồng; miễn, giảm lãi cho khách hàng khó khăn là 1.248 khách hàng, với số tiền 82 tỷ đồng.

Từ ngày 21-2-2020 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa (BIDV Thanh Hóa) đã triển khai thực hiện cho vay gói tín dụng 5.000 tỷ đồng, lãi suất cố định 5,5%/năm trong 4 tháng kể từ ngày giải ngân cho cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu và du lịch. Đối với các khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng từ 12 tháng trở lên đang kinh doanh trong 5 ngành chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh COVID–19 gồm du lịch, lữ hành, khách sạn, giao thông - vận tải, thương mại có hoạt động xuất nhập khẩu sang Trung Quốc, các ngành sản xuất theo chuỗi có nguồn cung ứng nguyên liệu từ Trung Quốc, thương mại, nông lâm thủy hải sản, hàng tiêu dùng và đáp ứng một số điều kiện khác, BIDV Thanh Hóa sẽ thực hiện giảm 1% đối với các khoản vay bằng Việt Nam đồng và 0,5% đối với các khoản vay USD so với các mức lãi suất cho vay cùng kỳ hạn đang áp dụng với khách hàng tại thời điểm gần nhất. Hiện nay, BIDV Thanh Hóa đã cơ cấu, gia hạn, giảm lãi suất cho hàng trăm khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19

Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Thanh Hóa (Vietinbank Thanh Hóa) cũng đã rà soát các DN bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, nhất là các DN đang hoạt động trong các lĩnh vực, như: Du lịch, kinh doanh dịch vụ lưu trú, xuất khẩu nông, thủy sản, vận tải, hàng tiêu dùng. Theo đó, ngân hàng đã hạ lãi suất cho các DN gặp khó khăn trực tiếp, đang gián đoạn hoạt động kinh doanh với phía Trung Quốc. DN nào cần tham gia xúc tiến mở thị trường hoặc đã có đơn hàng mới cần đầu tư vốn thì Vietinbank Thanh Hóa sẵn sàng đáp ứng, không để DN đình trệ sản xuất, kinh doanh. DN nào vay vốn rồi mà gặp khó khăn tiêu thụ, nhập khẩu nguyên liệu, mua hàng hóa bị kéo dài thời gian do phía Trung Quốc đóng cửa thì thực hiện giãn nợ, điều chỉnh kỳ hạn vay. Tính đến ngày 27-2, Vietinbank Thanh Hóa đã thực hiện hạ lãi suất, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ cho gần 100 khách hàng.

Ông Nguyễn Thanh An - Giám đốc NHNN Thanh Hóa, cho biết: Đã và đang chỉ đạo các tổ chức tín dụng cần cân đối nguồn vốn để đáp ứng nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1-1-2020 và chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 3-1-2020 về triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2020. Đồng thời, chủ động hướng dẫn, hỗ trợ người dân trong quá trình xử lý các đề nghị tháo gỡ khó khăn về hoạt động vay vốn. Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc, các tổ chức tín dụng kịp thời báo cáo về NHNN Thanh Hóa để có biện pháp xử lý. Chậm nhất vào ngày 9 hằng tháng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh phải gửi báo cáo kết quả thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 về NHNN Thanh Hóa để tổng hợp, báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Khánh Phương

Bài 4: Huyện Nông Cống với các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội.


Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]