(Baothanhhoa.vn) - Toàn tỉnh hiện có 81 doanh nghiệp và hơn 1.000 cơ sở chế biến thủy, hải sản đang hoạt động... với các sản phẩm nước mắm, ngao, tôm, mực, cá đông lạnh, chả cá surimi, bột cá xuất khẩu...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao năng lực chế biến thủy, hải sản gắn với tiêu thụ sản phẩm

Toàn tỉnh hiện có 81 doanh nghiệp và hơn 1.000 cơ sở chế biến thủy, hải sản đang hoạt động... với các sản phẩm nước mắm, ngao, tôm, mực, cá đông lạnh, chả cá surimi, bột cá xuất khẩu...

Công nhân Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa chế biến hải sản phục vụ xuất khẩu.

Một số địa phương tiếp tục củng cố và mở rộng quy mô chế biến với nhiều loại sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm có chất lượng tốt, như: Nước mắm Thanh Hương, nước mắm Thiên Hương, nước mắm Ba Làng (Hải Thanh – Tĩnh Gia); mắm moi, mắm chua Hậu Lộc; cá khô, moi khô Tĩnh Gia... Với kỹ thuật chế biến theo phương thức truyền thống, các sản phẩm chế biến từ nguồn gốc thủy, hải sản của tỉnh được người tiêu dùng ưa chuộng. Ngoài ra, toàn tỉnh có 4 doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch các sản phẩm thủy, hải sản sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và các nước EU.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh và giúp các sản phẩm thủy, hải sản phát triển bền vững, thời gian qua, các ngành có liên quan của tỉnh, địa phương đã thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ nhằm hỗ trợ các cơ sở chế biến thủy, hải sản tại các làng nghề nâng cao chất lượng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường cho các sản phẩm. Hằng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các địa phương ven biển tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến trong các làng nghề chế biến thủy, hải sản thực hiện các quy định của Luật Tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm chế biến. Đồng thời, hỗ trợ các cơ sở chế biến thủy, hải sản xây dựng tiêu chuẩn; công bố tiêu chuẩn chất lượng, nhãn hiệu, mẫu mã sản phẩm hàng hóa và chứng nhận chất lượng an toàn thực phẩm trước khi cung cấp ra thị trường. Tổ chức thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm cho các cơ sở sản xuất chế biến thủy, hải sản; hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở chế biến thủy, hải sản trong các làng nghề truyền thống công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến về thực hành sản xuất tốt (GMP), vệ sinh tốt (SSOP), hệ thống quản lý chất lượng phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP). Đồng thời, xây dựng thương hiệu sản phẩm để tiêu thụ trong nước và tiếp cận với thị trường xuất khẩu thủy, hải sản đã qua chế biến. Cùng với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, các làng nghề chế biến thủy, hải sản cũng chủ động đổi mới công nghệ, cơ giới hóa một số khâu sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tích cực áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm. Một số cơ sở sản xuất còn đa dạng hóa sản phẩm từ nguồn nguyên liệu cổ truyền, như: Sứa ăn liền, cá mai, chả cá... áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phân tích mối nguy và điểm kiểm soát giới hạn cho sản phẩm.

Theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, thủy, hải sản tỉnh Thanh Hóa sẽ phát triển thành ngành sản xuất hàng hóa lớn với sản lượng chế biến xuất khẩu đạt gần 46.000 tấn, sản lượng chế biến tiêu thụ nội địa đạt hơn 60.000 tấn, góp phần bảo đảm mục tiêu tăng trưởng nông - lâm - ngư nghiệp của tỉnh và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Hiện các địa phương đang tích cực chỉ đạo, triển khai thực hiện các quyết định của Trung ương, của tỉnh về phát triển chế biến thủy, hải sản; đồng thời, rà soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến. Định hướng xây dựng mới các cơ sở chế biến thủy, hải sản tập trung gắn với vùng nguyên liệu, giảm chi phí sản xuất, chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Xây dựng và phát triển thương hiệu, như: Ngao Hậu Lộc, mực, nước mắm Sầm Sơn và khôi phục, phát triển các làng nghề chế biến thủy, hải sản truyền thống. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư nhà xưởng, dây chuyền, thiết bị, áp dụng công nghệ tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thủy, hải sản. Thực hiện tốt chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản.

Việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm chế biến thủy, hải sản là giải pháp quan trọng giúp các doanh nghiệp, cơ sở chế biến chủ động hơn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, từng bước xây dựng và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành nghề này.


Bài và ảnh: Hải Đăng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]