(Baothanhhoa.vn) - Dịch bệnh COVID-19 đã, đang tác động trực tiếp tới đời sống người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều tổ chức, cá nhân. Trong đó, các doanh nghiệp (DN), nhất là các cửa hàng kinh doanh truyền thống chịu ảnh hưởng không nhỏ. Những biến động, khó khăn hiện nay bắt buộc các đơn vị phải thực hiện chuyển đổi hoặc đa dạng hóa hình thức kinh doanh; trong đó, hình thức kinh doanh online chính là xu hướng để duy trì hoạt động và tạo cơ hội “trở mình” ngoạn mục cho nhiều đơn vị.

Kinh doanh online - xu hướng phát triển hiệu quả

Dịch bệnh COVID-19 đã, đang tác động trực tiếp tới đời sống người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều tổ chức, cá nhân. Trong đó, các doanh nghiệp (DN), nhất là các cửa hàng kinh doanh truyền thống chịu ảnh hưởng không nhỏ. Những biến động, khó khăn hiện nay bắt buộc các đơn vị phải thực hiện chuyển đổi hoặc đa dạng hóa hình thức kinh doanh; trong đó, hình thức kinh doanh online chính là xu hướng để duy trì hoạt động và tạo cơ hội “trở mình” ngoạn mục cho nhiều đơn vị.

Kinh doanh online - xu hướng phát triển hiệu quảBên cạnh bán hàng truyền thống, nhiều cửa hàng dịch vụ đã chuyển đổi sang hình thức kinh doanh online, giao hàng tận nhà cho khách.

Được đánh giá là một trong những đơn vị sử dụng hiệu quả nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) để phát triển sản xuất, kinh doanh, sau hơn 3 năm hoạt động, Công ty TNHH Công nghệ sinh học Fuwa Biotech (TP Thanh Hóa) đã thiết lập được hệ thống mạng lưới phân phối tại 23 tỉnh, thành phố trong cả nước và 3 kênh bán hàng online trên facebook, zalo, lazada. Chị Nguyễn Thị Bích Ngọc, giám đốc công ty, cho biết: Thành lập từ năm 2019, đến năm 2020, tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty mới ổn định bước đầu. Song đầu năm 2020, khi dịch bệnh COVID-19 tác động chung đến nền kinh tế thì thay vì bán hàng truyền thống, công ty đẩy mạnh phát triển kinh doanh qua TMĐT, như: thành lập website thương mại với đầy đủ các tính năng giới thiệu sản phẩm, chatbot 24/7 để tư vấn cho khách hàng và thiết lập gian hàng trực tuyến trên nhiều sàn thương mại như lazada, tiki để tìm kiếm, tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn. Sau thời gian ngắn, tất cả các hoạt động tư vấn, bán hàng và ký hợp đồng giao dịch đều được thực hiện thông qua nền tảng công nghệ số. Do đó, bình quân mỗi tháng công ty sản xuất và tiêu thụ được khoảng 15.000 sản phẩm, doanh thu đạt 500 triệu đồng/tháng, tạo việc làm ổn định cho 15 lao động với mức thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Không chỉ tại các DN mà đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, nhất là các cơ sở kinh doanh dịch vụ cũng từng bước ứng dụng xu hướng kinh doanh online để tối ưu hóa lợi nhuận, doanh thu. Tại cơ sở sản xuất bánh Thu Hoài (TP Thanh Hóa), chuyên sản xuất, kinh doanh các loại bánh ngọt, bánh sinh nhật, việc đặt hàng và thanh toán qua nền tảng TMĐT cũng trở nên quen thuộc. Chị Lê Thị Vân, chủ cơ sở cho biết, do dịch bệnh COVID-19 nên cửa hàng khuyến khích khách hàng mua hàng trực tuyến. Bên cạnh việc giảm 10% cho các đơn hàng mua trực tuyến, cửa hàng còn mở thêm dịch vụ nhận ship hàng tận nhà. Vì vậy, đến thời điểm hiện tại, bên cạnh những khách hàng nhận mua sỉ lâu dài, thì gần 40% doanh thu bán lẻ của cửa hàng từ bán hàng qua mạng. Đây thực sự là kênh bán hàng hiệu quả, vừa đáp ứng được xu hướng, nhu cầu của khách hàng, vừa giúp cho cơ sở kết nối, tìm kiếm được với những khách hàng mới.

Khảo sát trực tiếp tại một số đơn vị kinh doanh, bán lẻ trên địa bàn tỉnh, như Siêu thị Điện máy HC, Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa, chuỗi cửa hàng vinmart đều nhận thấy, việc ứng dụng kinh doanh online thông qua hệ thống ứng dụng mua hàng trực tuyến đang trở thành xu hướng phát triển mới ổn định, hiệu quả của các đơn vị. Anh Đinh Hữu Thuận, Giám đốc Siêu thị Điện máy HC Thanh Hóa, cho biết: Hiện nay, 30% đơn hàng của siêu thị được bán qua hệ thống website, fanpage. Đây chính là kênh kinh doanh hiệu quả, bảo đảm các yêu cầu về tối ưu hóa dịch vụ, tối giản hóa nhân công và tối đa hóa khách hàng. Tuy nhiên, để việc kinh doanh online đạt hiệu quả, đòi hỏi đơn vị cung cấp sản phẩm dịch vụ phải xây dựng được kênh bán hàng chuyên nghiệp (đầy đủ thông tin về sản phẩm), chính sách giao hàng, hậu mãi bảo đảm uy tín, chất lượng...

Theo thống kê của Sở Công Thương, trên địa bàn tỉnh hiện có 50% DN có website riêng, cập nhật định kỳ thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm; 35% DN tham gia website, TMĐT để mua, bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN; 10% DN ứng dụng phần mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý và kinh doanh... Trong thời gian dịch bệnh COVID-19, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, 70% các siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn tỉnh đã mở rộng kênh mua sắm, bán hàng online trên ứng dụng, trang web... Doanh số qua kênh bán hàng không tiếp xúc này của các siêu thị, cửa hàng được ghi nhận tăng mạnh so với thời điểm trước đó. Đại diện Phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương), cho biết: Hiện tại, xu hướng kinh doanh online là phương thức thương mại văn minh, được Chính phủ, Bộ Công Thương khuyến khích nhân rộng. Do đó, để hạn chế những tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, Sở Công Thương đang bám sát chỉ đạo của Bộ Công Thương, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị. Đồng thời, khuyến khích phát triển các phương thức thương mại dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại như mua bán hàng online, thanh toán trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt... nhằm thúc đẩy lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và nâng cao hiệu quả, giá trị kinh tế đối với hình thức kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số.

Bài và ảnh: Lê Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]