(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng chuyên doanh... tăng nhanh về số lượng nhưng thiếu đồng bộ và tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị; một số chợ xây dựng xong nhưng không có hoặc có rất ít tiểu thương vào kinh doanh; nguồn vốn ngân sách Nhà nước và kêu gọi xã hội hóa phát triển chợ ở nông thôn gặp nhiều khó khăn... đó là những bất cập trong phát triển hạ tầng thương mại bán lẻ trên địa bàn tỉnh hiện nay.

Bất cập trong phát triển hạ tầng thương mại bán lẻ

Những năm gần đây, hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng chuyên doanh... tăng nhanh về số lượng nhưng thiếu đồng bộ và tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị; một số chợ xây dựng xong nhưng không có hoặc có rất ít tiểu thương vào kinh doanh; nguồn vốn ngân sách Nhà nước và kêu gọi xã hội hóa phát triển chợ ở nông thôn gặp nhiều khó khăn... đó là những bất cập trong phát triển hạ tầng thương mại bán lẻ trên địa bàn tỉnh hiện nay.

Bất cập trong phát triển hạ tầng thương mại bán lẻNgười dân mua hàng tại Siêu thị Long Tơ - thị trấn Nông Cống.

Chợ Hà, xã Hoằng Thanh (Hoằng Hóa) được đầu tư xây dựng cách đây vài năm, với hàng trăm ki-ốt, đầy đủ trang thiết bị, bảo đảm vệ sinh môi trường. Chủ đầu tư chợ cũng có các chính sách khuyến khích tiểu thương vào chợ buôn bán bằng việc hỗ trợ chi phí vận chuyển, chi phí thuê quầy hàng trong chợ nhưng vẫn còn nhiều ki-ốt bỏ trống, không có người thuê.

Tương tự, một số chợ ở các xã, thị trấn trên địa bàn các huyện Nông Cống, Yên Định, Quảng Xương... cũng trong tình trạng hoạt động kinh doanh đìu hiu, tiểu thương thuê ki-ốt trong chợ để buôn bán rất ít. Theo thống kê của Sở Công Thương, tính đến tháng 6-2022, tỉnh có 2 trung tâm thương mại lớn, 20 siêu thị, 404 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, 391 chợ truyền thống... Phát triển của chợ truyền thống, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi không chỉ người dân được hưởng lợi mà còn góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong và ngoài tỉnh, nâng cao tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cho địa phương.

Cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ hoạt động thương mại mặc dù cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của Nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương. Tuy nhiên, hạ tầng thương mại bán lẻ phát triển chưa tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; chưa đáp ứng yêu cầu quy hoạch, thiếu đồng bộ, tăng nhanh về số lượng nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các đô thị. Ở nông thôn, miền núi, mạng lưới chợ còn thưa thớt; siêu thị, trung tâm thương mại còn ít. Các chợ khu vực nông thôn được đầu tư nhưng chủ yếu là cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới nhưng với quy mô nhỏ. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư xây dựng chợ, cũng như kêu gọi vốn xã hội hóa gặp khó khăn, nhất là khu vực nông thôn, miền núi thu nhập và sức mua của người dân không cao nên rất khó thu hút đầu tư nếu không có chính sách phù hợp, hấp dẫn... Bên cạnh đó, hiện nhiều chợ trên địa bàn tỉnh đã xuống cấp, hoạt động không hiệu quả nhưng chưa được hỗ trợ đầu tư xây mới, nâng cấp, sửa chữa do thiếu nguồn vốn hoặc có doanh nghiệp đăng ký đầu tư nhưng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tạo sự đồng thuận với thương nhân tại chợ nên không chuyển đổi được mô hình kinh doanh, khai thác và quản lý tại các chợ này. Doanh nghiệp không mặn mà trong đầu tư chợ tại các xã vùng sâu, vùng xa vì vốn cao mà lợi nhuận và thu hồi vốn khó. Một số chợ được xây dựng mới, nâng cấp chưa đạt yêu cầu, thiếu các công trình phụ trợ, như: bãi đậu xe, khu tập trung rác thải, hệ thống thoát nước..., nên chưa phát huy tối đa hiệu quả khai thác khi đưa vào hoạt động. Tình trạng chợ họp không đúng quy hoạch, tự phát, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè quanh khu vực chợ còn phổ biến.

Để phát triển, hoàn thiện hệ thống hạ tầng thương mại bán lẻ trên địa bàn tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thời gian tới, Sở Công Thương sẽ tham mưu cho UBND tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia phát triển các hoạt động thương mại; khuyến khích các loại hình kinh doanh hiện đại như: trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện lợi, bán hàng qua mạng, máy bán hàng tự động... Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hoàn thiện hạ tầng thương mại bán buôn, bán lẻ phù hợp với từng địa phương; tăng cường hỗ trợ vốn vay ưu đãi, liên kết thị trường và xúc tiến thương mại; huy động các nguồn lực đầu tư, từng bước hoàn thiện hạ tầng thương mại theo hướng văn minh, hiện đại. Đồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đủ hấp dẫn để khuyến khích, thu hút đầu tư vào hạ tầng thương mại, nhất là ở khu vực miền núi, nông thôn; tập trung thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, gắn với tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen mua sắm hàng hóa cho người dân nông thôn. Xây dựng quy chế hoạt động chung cho hệ thống các chợ; nâng cao chất lượng đầu tư xây dựng; kiên quyết dẹp bỏ các điểm chợ cóc, không bảo đảm các điều kiện kinh doanh cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bài và ảnh: Minh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]