Khơi dậy tiềm năng du lịch ở Nga Sơn
Những ngày tháng 4, chúng tôi có dịp về thăm di tích đền thờ Mai An Tiêm nằm trên địa bàn xã Nga Phú (Nga Sơn). Ngôi đền thiêng tựa lưng vào núi Mai An Tiêm, phía trước đền thờ là cánh đồng lúa trải dài, hai bên là dãy núi cao mang dáng hình con rồng uốn lượn. Ngôi đền với không gian thoáng đãng, bình yên là chốn dừng chân của du khách đến dâng hương, vãn cảnh.
Lễ hội Mai An Tiêm năm 2023.
Cụ thủ từ Đặng Văn Thiết đã có hơn 20 năm trông coi ngôi đền, hướng dẫn chúng tôi dâng hương, thăm khuôn viên di tích đền thờ Mai An Tiêm. Những ngày đầu tháng 4 cũng là thời điểm huyện Nga Sơn đang tích cực chuẩn bị cho lễ hội Mai An Tiêm năm 2024 với quy mô cấp huyện sẽ diễn ra vào ngày 19 và 20/4 (tức ngày 11 và 12/3 âm lịch). Lễ hội không chỉ tôn vinh công lao to lớn, tinh thần anh dũng, cần cù trong lao động, sản xuất của đức thánh Mai An Tiêm. Khơi dậy nét đẹp truyền thống văn hóa, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc trong các tầng lớp Nhân dân. Lễ hội cũng là dịp đẩy mạnh các hoạt động phát triển du lịch, thu hút du khách, góp phần giới thiệu quảng bá nét đẹp của vùng đất, con người Nga Sơn tới bạn bè trong và ngoài nước. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội trên địa bàn huyện Nga Sơn.
Đồng chí Nguyễn Thị Minh, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Nga Sơn, cho biết: Nga Sơn là huyện giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, với nhiều tiềm năng thế mạnh về phát triển du lịch. Vùng quê Nga Sơn hội tụ rất nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng gắn với những câu chuyện huyền thoại như sự tích Mai An Tiêm và quả dứa hấu đỏ; Từ Thức gặp Giáng Hương; chùa Tiên xứ Phật cõi trần, cảnh đẹp hồ Đồng Vụa; chùa Thạch Tuyền; chùa Bạch Tượng. Dọc đôi bờ sông Hoạt theo dãy núi Tam Điệp còn có nhiều cảnh quan kỳ thú như động Lục Vân, động Trúc Sơn, cửa Thần Phù, núi Bia Thần, núi Lã Vọng. Theo các tài liệu, nơi đây từ xưa đã có rất nhiều nhà sử học, bác học như Phan Sư Mạnh, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Cao Bá Quát; các vua, chúa như Lê Thánh Tông, Trần Nhân Tông, chúa Trịnh Sâm và cả thái tử nước Lào... vãn cảnh, tức cảnh đề thơ trên núi. Vùng đất Nga Sơn còn hội tụ những di tích lịch sử như: Chiến khu Ba Đình; đền thờ Trần Hưng Đạo; đền Thờ Triệu Quang Phục; đền thờ nữ tướng Lê Thị Hoa; đền thờ danh tướng Trịnh Minh; đền thờ Thám hoa Mai Anh Tuấn,... thu hút du khách về với địa phương.
Toàn huyện có 285 di tích, có 49 di tích được xếp hạng (trong đó có 7 di tích cấp quốc gia, 42 di tích cấp tỉnh, 8 di tích lịch sử cách mạng); 24 lễ hội truyền thống gắn với lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được công nhận, trong đó có lễ hội Mai An Tiêm được huyện tổ chức hằng năm. Cùng với di tích, lễ hội, Nga Sơn còn biết đến với nhiều làng nghề và các sản phẩm tiêu biểu như sản phẩm thủ công mỹ nghệ chiếu, cói; các sản phẩm ẩm thực nổi tiếng như gỏi cá nhệch, rượu nếp Nga Sơn, dê núi ủ trấu; các sản phẩm dưa lưới Vạn Hoa, rượu đông trùng hạ thảo; dưa hấu Mai An Tiêm; mắm tôm, mắm tép Bạch Câu. Nhiều công trình văn hóa tôn giáo có giá trị như chùa Hàn Sơn (Nga Điền); chùa Tiên (Nga An); chùa Bạch Tượng (Nga Giáp)... cũng là điểm đến tham quan tâm linh hấp dẫn du khách. Với những giá trị đặc trưng riêng về văn hóa, lịch sử, các làng nghề, ẩm thực đã tạo nên một bức tranh du lịch đa sắc, là nguồn lực quan trọng để Nga Sơn khai thác, phát triển du lịch.
Những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, ngành văn hóa, công tác quản lý nhà nước về du lịch, di sản văn hóa của huyện Nga Sơn đã được quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhiều di tích lịch sử cách mạng, các lễ hội, làng nghề truyền thống đã và đang được phát huy, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tâm linh của Nhân dân, từng bước trở thành những sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, hấp dẫn, thu hút ngày càng đông khách du lịch. Huyện đã xây dựng cụm pano ảnh giới thiệu tại các di tích trọng điểm trên địa bàn; chỉ đạo hoàn thành, nghiệm thu dự án lắp đặt hệ thống chiếu sáng, cải tạo rào chắn, lối đi đảm bảo an toàn cho khách du lịch đến động Từ Thức (xã Nga Thiện); đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch. Năm 2023, du khách đến với huyện Nga Sơn ước tính hơn 67.880 lượt khách (chủ yếu là khách tham quan thắng cảnh, tham gia lễ hội, tâm linh, ẩm thực...); tổng thu du lịch ước đạt 4 tỷ 250 triệu đồng. Trong 2 tháng đầu năm 2024, Nga Sơn ước đón hơn 11.540 lượt khách.
Để du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, huyện Nga Sơn đang xây dựng đề án phát triển du lịch giai đoạn 2024-2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Đây là căn cứ quan trọng xác định hướng phát triển du lịch của huyện; đồng thời kêu gọi thu hút đầu tư vào các điểm di tích trọng điểm trên địa bàn; xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương, phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh, du lịch lịch sử, về nguồn, du lịch làng nghề trên địa bàn huyện; nâng cao chất lượng, số lượng dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động từ hoạt động du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Bài và ảnh: Ngọc Huấn
{name} - {time}
-
2024-12-13 13:10:00
Sẵn sàng đón khách dịp Tết Dương lịch
-
2024-12-13 10:09:00
Phát triển du lịch gắn với bảo tồn làng nghề
-
2024-04-05 21:53:00
Xây dựng sản phẩm du lịch mới để hút khách
Hè 2024, du lịch xứ Thanh có gì mới?
Gần 34 nghìn lượt khách quốc tế đến Thanh Hóa trong quý I năm 2024
Hải Tiến sẵn sàng cho mùa du lịch hè 2024
Tín hiệu tích cực trong phát triển du lịch ở Quan Sơn
Tuyên Quang truyền thông Năm du lịch và Lễ hội khinh khí cầu quốc tế lần thứ 3 tại Đà Nẵng
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch
Doanh nghiệp lữ hành nỗ lực tạo sức hút với nhiều dòng khách
Khai giảng lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch theo tiêu chuẩn VTOS
Lễ hội Du lịch biển Nghi Sơn năm 2024 dự kiến khai mạc vào tối 26/4