(Baothanhhoa.vn) - Bệnh khảm lá sắn xuất hiện năm 2019 tại các vùng trồng sắn của huyện Như Xuân, Thường Xuân trên giống sắn HLS-11, sau đó lây lan sang giống KM140, KM94. Lũy kế đến nay đã có 3.800 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá virus ở các huyện Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Ngọc Lặc, Thọ Xuân. Đây là bệnh nguy hiểm và khó phòng trừ.

Huy động hơn 6.000 lượt người thực hiện các biện pháp phòng, trừ bệnh khảm lá virus hại sắn

Bệnh khảm lá sắn xuất hiện năm 2019 tại các vùng trồng sắn của huyện Như Xuân, Thường Xuân trên giống sắn HLS-11, sau đó lây lan sang giống KM140, KM94. Lũy kế đến nay đã có 3.800 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá virus ở các huyện Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Ngọc Lặc, Thọ Xuân. Đây là bệnh nguy hiểm và khó phòng trừ.

Huy động hơn 6.000 lượt người thực hiện các biện pháp phòng, trừ bệnh khảm lá virus hại sắn

Bệnh khảm lá virus gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sắn, khi cây sắn nhiễm bệnh sẽ làm giảm năng suất từ 15-30%. Bệnh phát tán, lây lan là do sử dụng nguồn hom giống sắn đã bị nhiễm bệnh để gieo trồng và qua môi giới truyền bệnh là đối tượng bọ phấn trắng.

Huy động hơn 6.000 lượt người thực hiện các biện pháp phòng, trừ bệnh khảm lá virus hại sắn

Để phòng trừ bệnh khảm lá virus hại sắn, các huyện có diện tích sắn bị nhiễm bệnh đã huy động lực lượng ra quân thực hiện các biện pháp phòng, trừ bệnh khảm lá virus hại sắn. Qua đó, các huyện đã huy động hơn 6.000 lượt người thực hiện các biện pháp phòng, trừ bệnh khảm lá virus.

Huy động hơn 6.000 lượt người thực hiện các biện pháp phòng, trừ bệnh khảm lá virus hại sắn

Theo đó, đã thực hiện nhổ bỏ, tiêu hủy được 2.246 ha diện tích sắn bị nhiễm bệnh khảm lá virus nặng, phun trừ bọ phấn trắng trên diện tích 3.747 ha, trồng dặm, trồng lại 1.355 ha sắn và thực hiện chuyển đổi 322 ha trồng sắn sang trồng các loại cây khác.

Huy động hơn 6.000 lượt người thực hiện các biện pháp phòng, trừ bệnh khảm lá virus hại sắn

Để phòng, trừ và xử lý triệt để diện tích sắn bị nhiễm bệnh, Ngành Nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân thực hiện tốt biện pháp kỹ thuật canh tác bằng việc chỉ đạo kiên quyết chuyển đổi cơ cấu cây trồng ít nhất một vụ sản xuất trên diện tích sẵn đã bị nhiễm bệnh. Tổ chức thực hiện tốt các biện pháp thâm canh sắn như chọn giống tốt, sạch bệnh, đúng thời vụ… Tổ chức điều tra thường xuyên đối tượng môi giới truyền nhiễm. Thường xuyên kiểm tra diện tích sẵn đã trồng để phát hiện kịp thời những diện tích nhiễm bệnh và thực hiện kịp thời các biện pháp tiêu hủy nguồn lây, tránh lây lan ra diện rộng.

Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]