(Baothanhhoa.vn) - Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý địa phương chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp ý kiến, định hướng phát huy giá trị phi vật thể của Di sản Thành Nhà Hồ. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, quản lý di sản gắn với phát triển du lịch một cách bền vững.

Hội thảo khoa học “Lễ tế Nam Giao trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam và lễ tế Nam Giao vương triều Hồ”

Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý địa phương chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp ý kiến, định hướng phát huy giá trị phi vật thể của Di sản Thành Nhà Hồ. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, quản lý di sản gắn với phát triển du lịch một cách bền vững.

Hội thảo khoa học “Lễ tế Nam Giao trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam và lễ tế Nam Giao vương triều Hồ”

Toàn cảnh buổi hội thảo.

Sáng 22-8, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ tổ chức Hội thảo “Lễ tế Nam Giao trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam và Lễ tế Nam Giao vương triều Hồ”. Các đồng chí: PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia; PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam; Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ, đồng chủ trì buổi hội thảo.

Hội thảo khoa học “Lễ tế Nam Giao trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam và lễ tế Nam Giao vương triều Hồ”

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Duy Tự phát biểu khai mạc hội thảo.

Theo các tài liệu lịch sử có ghi chép lại, tế Giao hay gọi là cuộc tế trời đất có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ đại rồi lan truyền sang một số nước khác trong khu vực. Đối với nhà nước phong kiến, lễ tế Giao được xếp vào hàng đại lễ, được đặc biệt coi trọng, nhất là đối với nhà nước quân chủ phong kiến trung ương tập quyền. Đây được xem là căn cứ, là phương tiện thực hành, ổn định đời sống lễ nghi và trật tự xã hội.

Hội thảo khoa học “Lễ tế Nam Giao trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam và lễ tế Nam Giao vương triều Hồ”

Các đại biểu tham dự hội thảo.

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam: "Tổng hợp tất cả các nguồn tư liệu và thông tin có được, chúng ta bước đầu hình dung ra quá trình hình thành và biến đổi của di tích đàn Nam Giao thời Lý - Trần - Lê trên đất Thăng Long - Đông Kinh. Đây cũng là một cơ sở quan trọng để đối chiếu, hiểu rõ hơn về quy mô, cấu trúc của đàn Nam Giao ở Đốn Sơn do Hồ Hán Thương cho đắp vào tháng 8 năm Nhâm Ngọ (1402), việc tổ chức lễ tế Giao và đại xá thiên hạ của triều đình nhà Hồ cũng ngay trong năm đó, góp phần nhận diện rõ hơn và đánh giá đúng hơn vai trò, vị trí, chức năng của đàn tế Nam Giao ở Đốn Sơn trong kinh đô An Tôn của nhà Hồ”.

Hội thảo khoa học “Lễ tế Nam Giao trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam và lễ tế Nam Giao vương triều Hồ”

Cũng thông qua việc thực hành nghi thức tế Giao đã nêu bật hệ giá trị bản sắc văn hóa đặc trưng cũng như quyền lực tuyệt đối của triều đình, của hoàng đế và hoàng gia, được coi là một trong những nội dung lớn của hoạt động tổ chức chính quyền. Việc lập đàn xưng đế khẳng định sức mạnh, tính chính thống của vương triều đối với các nước ngoại bang và uy quyền của hoàng đế đối với bá quan, bách tính khắp đất nước. Đồng thời, thể hiện quan điểm, tư tưởng của người xưa về thế giới tự nhiên - xã hội. Trong đó, có các quan niệm về trời, đất, thiên tử, thiên hạ. Ngoài ra, còn thể hiện uy quyền của thiên tử và chính sách cai trị của nhà vua với muôn dân.

PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam: "... Ít nhất có thể suy đoán việc thờ cúng chính thần ở Nam Giao Thành Nhà Hồ tại Viên đàn có thể tương tự như Nam Giao Huế. Còn 2 tổ hợp kiến trúc ở nền 2 là nơi thờ cúng các vị thần khác có liên quan trong lễ tế Nam Giao ở Thành Nhà Hồ thì chưa thể suy đoán được. Ở đây chỉ là sự soi mở, suy luận bước đầu nhằm tiếp cận việc nghiên cứu so sánh tương lai để xác định các giá trị văn hoá phi vật thể ở Nam Giao Thành Nhà Hồ”.

Hội thảo khoa học “Lễ tế Nam Giao trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam và lễ tế Nam Giao vương triều Hồ”

Tại buổi hội thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học và các ban, sở, ngành liên quan đã đóng góp nhiều ý kiến tập trung vào 2 nhóm nội dung chính: Làm rõ ý nghĩa, giá trị của nghi lễ tế giao trong lịch sử, quy trình và cách thức tế giao dưới các triều đại phong kiến Việt Nam và triều đại nhà Hồ; điểm tương đồng, khác biệt lễ tế Nam Giao trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam và lễ tế Nam Giao triều đại nhà Hồ.

Cùng với đó, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm và định hướng phát huy giá trị phi vật thể của di sản, hướng đến xây dựng phương án duy trì và phát triển các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, quản lý di sản gắn với phát triển du lịch một cách bền vững tại Di sản Thành Nhà Hồ.

GS.TS Trương Quốc Bình, Nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hoá: "... Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của đời sống đương đại, một số nội dung tổ chức nghi lễ tế Giao cần có sự thay đổi nhằm đảm bảo lễ hội phát triển trong đời sống, nhưng không làm sai lệch bản chất của lễ hội truyền thống. Mặc dù trong lịch sử, việc tổ chức lễ tế Giao theo hình thức quan phương, với sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng sở tại vào các khâu của lễ hội. Chính vì vậy, trong quá trình phục dựng lễ hội cần kết hợp triển khai việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương để khai thác trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc”.

Hội thảo khoa học “Lễ tế Nam Giao trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam và lễ tế Nam Giao vương triều Hồ”

Hội thảo “Lễ tế Nam Giao trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam và Lễ tế Nam Giao vương triều Hồ” là cơ sở củng cố khoa học cho việc hướng tới phục dựng Lễ tế Nam Giao vương triều Hồ, tái hiện một phần truyền thống văn hoá cung đình đặc sắc quá các triều đại phong kiến Việt Nam trong thời gian tới.

Hoài Anh


Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]