(Baothanhhoa.vn) - Sáng 12-11, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn, phát huy giá trị văn nghệ dân gian Thanh Hóa trong thời kỳ hội nhập, phát triển nhanh và bền vững”. Tham dự có các đồng chí Hoàng Bá Tường, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Thanh Hóa.

Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn nghệ dân gian Thanh Hóa trong thời kỳ hội nhập, phát triển nhanh và bền vững”

Sáng 12-11, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn, phát huy giá trị văn nghệ dân gian Thanh Hóa trong thời kỳ hội nhập, phát triển nhanh và bền vững”. Tham dự có các đồng chí Hoàng Bá Tường, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Thanh Hóa.

Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn nghệ dân gian Thanh Hóa trong thời kỳ hội nhập, phát triển nhanh và bền vững”

Toàn cảnh hội thảo.

Thanh Hóa là vùng nối giữa Bắc Bộ và Bắc Trung bộ có đầy đủ địa hình vùng núi, trung du, đồng bằng ven biển, được ví như “hình ảnh thu nhỏ” của đất nước Việt Nam. Vùng đất này cũng là một trong những cái nôi của người Việt cổ có niên đại từ 40-50 vạn năm đến 4.000 năm trước. Cách ngày nay khoảng 4.000 đến 2.000 năm trong thời đại Hùng Vương, nền văn hóa đồ đồng Đông Sơn phát triển rực rỡ trong nhà nước Văn Lang của các vua Hùng được nhân loại vinh danh là niềm tự hào của Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng. Trải qua quá trình đấu tranh dựng và giữ nước, vùng đất này luôn là địa bàn chiến lược của đất nước. Đặc biệt, dưới ánh sáng đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng, hàng trăm đầu sách văn nghệ dân gian đã được xuất bản, quảng bá giúp bạn đọc trong và ngoài nước nhận biết diện mạo đa dạng, phong phú của văn nghệ xứ Thanh trong di sản văn hóa Việt Nam.

Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn nghệ dân gian Thanh Hóa trong thời kỳ hội nhập, phát triển nhanh và bền vững”

Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Phạm Duy Phương phát biểu khai mạc hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật Thanh Hóa Phạm Duy Phương đánh giá: Trong những năm qua, có nhiều tác giả nhận được giải thưởng ở Hội chuyên ngành Trung ương và giải thưởng văn học - nghệ thuật Lê Thánh Tông của tỉnh. Sư đam mê, nhiệt tình và tâm huyết của những nhà nghiên cứu, sưu tầm văn nghệ, văn hóa dân gian đã góp phần khơi dậy niềm tự tôn, tự hào của người Thanh Hóa, động viên thôi thúc mọi người vươn lên phát huy năng lực, trí tuệ làm giàu cho bản thân, gia đình, quê hương, đất nước trong hội nhập phát triển bền vững.

Hội thảo nhằm đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế, tồn tại, xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, đồng thời đề xuất, kiến nghị một số cơ chế, chính sách khả thi nhằm phát triển văn nghệ dân gian của tỉnh xứng tầm với truyền thống lịch sử, văn hóa, tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Qua đó cổ vũ, khuyến kích các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian “thắp lửa” nhiệt tình đam mê, biên soạn, xuất bản, quảng bá nhiều tác phẩm văn nghệ dân gian có chất lượng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa ngày càng cao của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, góp phần xây dựng môi trường văn hóa đa dạng, phong phú, lành mạnh, tiến bộ.

Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn nghệ dân gian Thanh Hóa trong thời kỳ hội nhập, phát triển nhanh và bền vững”

Nhà nghiên cứu Hà Nam Ninh trình bày tham luận tại hội thảo.

30 tham luận tại hội thảo tập trung vào 2 nhóm vấn đề: Bảo tồn, phát huy giá trị văn nghệ và văn hóa dân gian Thanh Hóa trong thời kỳ hội nhập, phát triển nhanh và bền vững.

Trong đó, ở nhóm các tham luận về văn nghệ dân gian, nhà nghiên cứu Lưu Đức Hạnh với tham luận “Văn nghệ dân gian Thanh Hóa nhìn lại - suy ngẫm - kiến nghị” đã khẳng định: Thanh Hóa có kho tàng diễn xướng - trò chơi dân gian phong phú sinh động, hấp dẫn. Tuy nhiên, việc khai thác còn rất hạn chế. Điều băn khoăn nhất của người làm công tác văn nghệ dân gian Thanh Hóa hiện nay là làm sao khai thác hiệu quả nhất kho tàng này, thuyết phục được thị hiếu thẩm mỹ của công chúng đương đại, phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước.

PGS.TS Hỏa Diệu Thúy qua tham luận “Bảo tồn, gìn giữ phong tục “Mo” của người Mường” cho biết: Đã có thời gian dài, với quan điểm “phản phong” và “duy vật” cứng nhắc, ấu trĩ, những nhà quản lý văn hóa đã khép mo và thầy mo vào bộ phận “mê tín, dị đoan” cần bài trừ. Việc cấm các Ậu Mo làm nghề đã dẫn đến hậu quả các đám mo dần thất truyền.

Ngoài ra, những tham luận”Vận dụng tục ngữ Thái vào việc dạy tiếng và chữ dân tộc cho cán bộ công chức công tác tại vùng cao“của nhà nghiên cứu văn hóa Hà Nam Ninh;”Khèn bè - linh hồn và bảo vật của dân tộc Thái” của nhà nghiên cứu văn hóa Cao Bằng Nghĩa... cũng được đánh giá cao tại hội thảo.

Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn nghệ dân gian Thanh Hóa trong thời kỳ hội nhập, phát triển nhanh và bền vững”

Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Cừ (huyện Quan Sơn) phát biểu ý kiến.

Riêng nhóm các tham luận bàn về văn hóa dân gian, PGS.TS Mai Văn Tùng trong tham luận “Vai trò của tri thức bản địa trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội một số tộc người ở khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa” đã chỉ ra những hạn chế của tri thức bản địa. “Đó là tính địa phương rất cao nên khó phổ cập rộng rãi cho vùng khác. Có những kinh nghiệm vẫn có mặt trái của nó, điều dó là không tránh khỏi. Chẳng hạn như việc khai thác cá bằng lá độc là kinh nghiệm, là tri thức địa phương, song mặt trái của nó là làm cạn kiệt nguồn thủy sinh rất nhanh và làm ô nhiễm nguồn nước".

Nhà nghiên cứu Cao Sơn Hải cho rằng số lượng tác phẩm văn học dân gian trong những cuốn sách địa chí cấp huyện là rất lớn. Cần thiết có những tổng tập tập hợp những kho tàng văn hóa, văn nghệ dân gian để các thế hệ sau tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa.

Hội nghị đã cho thấy vốn di sản văn nghệ, văn hóa dân gian của xứ Thanh khá đa dạng, phong phú và đặc sắc. Tuy nhiên, còn nhiều nội dung cần tiếp tục nghiên cứu phân tích, lý giải một cách tường tận, thấu đáo bằng những luận cứ, luận điểm khoa học từ đó giúp thế hệ hôm nay biết trân trọng, giữ gìn, phát huy vốn quý của tổ tiên, ông cha trong xây dựng phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.

Kiều Huyền


Kiều Huyền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]