Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ hội viên, nông dân trong ứng dụng chuyển đổi số
Trong những năm qua, các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho hội viên, nông dân thấy được lợi ích của chuyển đổi số, sức mạnh của công nghệ số đối với đời sống, sản xuất nói chung và trong nông nghiệp, XDNTM. Ngoài ra, các cấp hội đã tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia hưởng ứng cuộc thi “Sáng tạo khoa học - kỹ thuật nhà nông” do Trung ương HND Việt Nam tổ chức, từ đó khơi dậy phong trào sáng tạo kỹ thuật trong lao động sản xuất và đời sống của nông dân toàn tỉnh, góp phần đưa nhanh các tiến bộ khoa học - kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xây dựng các sản phẩm đặc trưng có chất lượng, hiệu quả cao.
Lãnh đạo Trung ương HND Việt Nam và HND tỉnh Thanh Hóa thăm gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa tại Hà Nội.
Để hỗ trợ hội viên, nông dân tiếp cận với kiến thức và nâng cao năng lực thực hành, sẵn sàng tham gia vào quá trình chuyển đổi số, HND tỉnh đã phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị tổ chức tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số; hướng dẫn, hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, văn bằng bảo hộ nông sản và đưa các nông sản lên sàn thương mại điện tử. HND tỉnh đã ký thỏa thuận hợp tác với Viễn thông Thanh Hóa về chuyển đổi số giai đoạn 2023-2028; phối hợp với Chi cục Kiểm nghiệm chất lượng nông, lâm, thủy sản tỉnh và Bưu điện tỉnh tổ chức tập huấn kiến thức về chuyển đổi số trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, gắn với tiêu thụ sản phẩm OCOP, về đưa sản phẩm nông nghiệp lên các sàn thương mại điện tử Postmart.vn và hướng dẫn livestream, bán hàng trên các kênh mạng xã hội. HND tỉnh đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm, hàng hóa; hỗ trợ đào tạo tập huấn quy trình thực hành nông nghiệp tốt, chứng nhận (VietGAP, VietGAHP) và hỗ trợ tem truy suất, nhãn mác; hướng dẫn, hỗ trợ hộ sản xuất, kinh doanh thực hiện các thủ tục về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024, hoạt động hỗ trợ hội viên, nông dân quảng bá và tiêu thụ sản phẩm đã có chuyển biến tích cực. HND tỉnh đã phối hợp với Bưu điện tỉnh, Chi cục Kiểm nghiệm chất lượng nông, lâm, thủy sản tỉnh, chỉ đạo HND cấp huyện phối hợp với bưu điện các huyện, thị, thành phố tổ chức được 37 lớp tập huấn cho gần 2.446 học viên tại 26 huyện, thị xã, thành phố về cách vận hành và đưa sản phẩm bán hàng trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn. Đến nay, số lượng nông sản đăng bán trên sàn thương mại điện tử Postmart là 1.104 sản phẩm; số lượng sản phẩm OCOP đăng bán trên sàn thương mại điện tử Postmart 45 sản phẩm... Có nhiều HTX đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong quá trình sản xuất, giới thiệu, quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng thông qua các sàn thương mại điện tử, như: Postmart.vn, Lazada, Shopee; phần mềm kết nối cung - cầu: nongsanantoanthanhhoa.vn; các trang mạng xã hội như: zalo, facebook... nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của khách hàng, đồng thời, hướng tới xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm bền vững.
Tại HTX chè Bình Sơn (Triệu Sơn) có 4 sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh đó là: chè sạch, mật ong, trà xanh túi lọc và trà gai leo túi lọc. Thời gian qua, để nâng cao chất lượng sản phẩm và bắt kịp xu hướng thị trường thời 4.0, HTX đã tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, quan tâm đổi mới và nâng cao tính thẩm mỹ cho bao bì, nhãn mác của sản phẩm. Hướng tới chuyển đổi số trong nông nghiệp, HTX đã tích cực sử dụng mạng xã hội, xây dựng website, tham gia vào các sàn giao dịch thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng trên khắp mọi miền đất nước. Nhờ đó, tính trung bình mỗi tháng HTX xuất đi các địa phương trong và ngoài tỉnh khoảng 2 - 7 tạ sản phẩm các loại.
Ông Vũ Tiến Dũng, Phó Chủ tịch HND tỉnh cho biết: "Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi số trong nông nghiệp, góp phần XDNTM trên địa bàn tỉnh, HND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của hội viên, nông dân và xã hội về vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh trong ngành nông nghiệp. Chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực tiếp cận và đưa công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp cho nông dân. Hội sẽ tăng cường tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn để cung cấp kiến thức, các mô hình về chuyển đổi số trong nông nghiệp tới các chủ doanh nghiệp, trang trại, thành viên các HTX, tổ hợp tác, tổ liên kết, chi, tổ HND nghề nghiệp và hội viên, nông dân. Đồng thời, xây dựng và chuyển giao các mô hình hỗ trợ hội viên, nông dân chuyển đổi số; hướng dẫn hội viên, nông dân trực tiếp tham gia xây dựng các dữ liệu lớn về nông nghiệp để quyết định hướng sản xuất, kinh doanh phù hợp".
Bài và ảnh: Hoàng Lan
- 2024-11-01 15:55:00
Tham vấn các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 2024-11-01 10:01:00
Chuyển đổi số trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ngọc Lặc
- 2024-07-23 11:16:00
Chuyển đổi số hoạt động ngân hàng ở Agribank Thanh Hóa
Dấu ấn công nghệ số cộng đồng ở Yên Định
Quan Sơn nỗ lực chuyển đổi số
Giới thiệu các nền tảng bản đồ số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong các HTX
100% cán bộ, công chức xử lý hồ sơ trên môi trường mạng
Thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực tài nguyên và môi trường
Chuyển đổi số trong thực hiện chính sách an sinh xã hội
Cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số ở TP Thanh Hóa
Nông Cống chú trọng công tác chuyển đổi số gắn với cải cách thủ tục hành chính