Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14-1-2019. Theo đánh giá và phân tích của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), CPTPP được định danh là Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với tiêu chuẩn cao và toàn diện nhất hiện nay. Theo đó, về phạm vi cam kết, CPTPP có nội dung bao trùm nhiều vấn đề, trong đó có nhiều vấn đề mới mà các FTA thế hệ cũ không có, điển hình như: Các FTA trong khuôn khổ ASEAN của Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại hàng hóa (thuế quan, quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan...), còn các vấn đề phi thương mại, như: Lao động, sở hữu trí tuệ, môi trường... hầu như không được đề cập đến.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Doanh nghiệp cần chủ động để hưởng lợi từ CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14-1-2019. Theo đánh giá và phân tích của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), CPTPP được định danh là Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với tiêu chuẩn cao và toàn diện nhất hiện nay. Theo đó, về phạm vi cam kết, CPTPP có nội dung bao trùm nhiều vấn đề, trong đó có nhiều vấn đề mới mà các FTA thế hệ cũ không có, điển hình như: Các FTA trong khuôn khổ ASEAN của Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương mại hàng hóa (thuế quan, quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan...), còn các vấn đề phi thương mại, như: Lao động, sở hữu trí tuệ, môi trường... hầu như không được đề cập đến.

Doanh nghiệp cần chủ động để hưởng lợi từ CPTPP

Các doanh nghiệp dệt may cần chủ động khắc phục hạn chế về xuất xứ nguyên liệu để hưởng lợi từ Hiệp định CPTPP.

Tuy nhiên, với CPTPP, gần như tất cả các vấn đề liên quan đến thương mại hiện đại như: Hàng hóa, dịch vụ, lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ... đều có những cam kết cụ thể. Bên cạnh đó, về mức độ cam kết, CPTPP đề ra những tiêu chuẩn cao hơn, đồng thời cũng áp đặt nhiều tiêu chuẩn mới so với các FTA thế hệ cũ. Trong lĩnh vực mở cửa thị trường hàng hóa, CPTPP yêu cầu các nước xóa bỏ gần như 100% các dòng thuế. Trong khi đó hầu hết các FTA thế hệ cũ của Việt Nam có tỷ lệ xóa bỏ thuế tối đa đạt khoảng 80-90%. Không chỉ tác động mạnh ở khía cạnh kinh tế (xuất nhập khẩu), CPTPP còn tác động hầu hết đến các khía cạnh xã hội, như chuyển dịch cơ cấu, điều kiện, thu nhập của người lao động...

Hiện nay, trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh, các doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực dệt may vẫn chiếm tới 70%. Do đó, CPTPP được xác định sẽ có ảnh hưởng lớn nhất và tác động trực tiếp đầu tiên đối với các DN trong lĩnh vực này. Bên cạnh việc được hưởng các ưu đãi về thuế khi xuất khẩu tại thị trường các nước nội khối CPTPP, các DN sẽ phải thực thi chuẩn các yếu tố về môi trường, điều kiện làm việc đối với người lao động... Đây được xác định là một trong những điều kiện thuận lợi, kèm theo đó là những thách thức lớn mà các DN trong tỉnh phải chủ động tìm hiểu, đáp ứng. Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa, chia sẻ: Từ khi hiệp định CPTPP còn chưa có hiệu lực, một số DN lớn trong hiệp hội đã chủ động tìm hiểu để chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu, đồng thời xây dựng những chiến lược kinh doanh mới nhằm tận dụng cơ hội của CPTPP. Tuy nhiên, với các DN nhỏ, nhất là các DN khu vực nông thôn, miền núi vẫn chưa thực sự quan tâm và hầu như chưa có sự chuẩn bị gì cho CPTPP. Bên cạnh việc cần thiết cập nhật thông tin, thì việc chuẩn bị chiến lược sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là không thể thiếu để có thể đáp ứng được các điều kiện và tận dụng lợi ích từ CPTPP. Vậy nhưng, các DN trong tỉnh hiện còn gặp nhiều khó khăn trở ngại về kiến thức pháp lý, hạn chế về ngoại ngữ, yếu về công nghệ, nguồn vốn để có thể thay đổi sản xuất, chuyển đổi thị trường nhằm tận dụng các cơ hội từ CPTPP đem lại.

Để tiếp nhận được những cơ hội, đáp ứng điều kiện hưởng lợi từ CPTPP, các DN trong tỉnh cần chủ động tìm hiểu, thay đổi quy trình sản xuất, nguồn nguyên liệu để đáp ứng được quy tắc xuất xứ của hiệp định. Đại diện VCCI Thanh Hóa, cho biết: Lượng quy tắc, điều khoản của Hiệp định CPTPP rất đồ sộ. Tuy nhiên, các DN trong tỉnh nên tiếp cận từng bước. Theo đó, điều đầu tiên là cần khắc phục hạn chế từ việc đáp ứng quy tắc nguồn nguyên liệu. Ưu đãi thuế quan trong CPTPP là rất lớn nhưng yêu cầu về xuất xứ lại không hề dễ dàng, trong khi nguồn nguyên liệu của các DN trong tỉnh hiện đang phụ thuộc 90% vào các nước ngoài CPTPP như Trung Quốc và một số nước ASEAN. Do đó, nếu DN không chủ động thay đổi quy trình sản xuất, chuyển hướng nguồn nhập khẩu sang các nguồn nguyên liệu trong nước hoặc từ các nước thành viên CPTPP thì sẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan từ hiệp định. Bên cạnh đó, về lâu dài DN cần chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyên nghiệp hóa quy trình bán hàng, tích cực xây dựng và quảng bá thương hiệu... để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm và DN của mình. Đồng thời, xây dựng chế độ đãi ngộ tốt đối với người lao động, đáp ứng các quy chuẩn về môi trường, tiếp cận vững chắc với các quy định của Hiệp định CPTPP.

Bài và ảnh: Minh Hằng


Bài Và Ảnh: Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]