Hậu Lộc phát triển kinh tế trang trại bền vững gắn với bảo vệ môi trường
Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế trang trại tập trung hiệu quả, bền vững gắn với liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm theo hướng công nghệ cao, đảm bảo an toàn thực phẩm theo chuỗi giá trị, bảo vệ môi trường, năm 2024 huyện Hậu Lộc tiếp tục phát triển các khu, cụm trang trại để thu hút đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp tại xã Lộc Sơn.
Cùng với đó, thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện về quy hoạch đất, vốn, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong chăn nuôi. Nâng cao chất lượng các chương trình tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi... Tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản liên doanh, liên kết, ký hợp đồng cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm “đầu ra” với chủ trang trại. Khuyến khích chuyển nhượng, tích tụ, tập trung đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả phù hợp với quy hoạch sang các mô hình trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn theo hướng công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường. Tuyên truyền sâu rộng để Nhân dân nhận thức được chính sách của tỉnh, của huyện về phát triển kinh tế trang trại.
Kết quả, đến tháng 9/2024 huyện duy trì và phát triển trên 292 trang trại chăn nuôi chuyên biệt; trong đó có 111 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí theo Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 181 trang trại chăn nuôi còn lại có quy mô nhỏ. Trong số các trang trại có 94 trang trại gia cầm và lợn chăn nuôi theo hình thức liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; sản phẩm chủ lực là lợn thịt, gà thịt, vịt thịt và trứng gia cầm.
Hơn 8 tháng năm 2024 ngành chăn nuôi của huyện phát triển ổn định, không có dịch bệnh lớn phát sinh trên đàn vật nuôi. Hiện nay, tổng đàn trâu, bò trên địa bàn huyện là 5.027 con; đàn lợn 30.829 con, trong đó đàn lợn được nuôi tại trang trại theo phương thức công nghiệp chiếm trên 50%; đàn gia cầm trên 1.371 nghìn con, trong đó 50% tổng đàn được nuôi tại trang trại công nghiệp. Nhìn chung, các mô hình trang trại sau khi chuyển đổi đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn khoảng 10 lần so với trồng lúa.
Nhiều xã trên địa bàn huyện Hậu Lộc như Minh Lộc, Phú Lộc, Hòa Lộc, Đa Lộc, Phong Lộc, Tuy Lộc, Liên Lộc, Hưng Lộc, Thành Lộc, Lộc Sơn, thị trấn Hậu Lộc... đã tích tụ ruộng đất, chuyển đổi đất 2 vụ lúa kém hiệu quả sang mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp theo hướng hiệu quả, bền vững, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Minh Lộc là một trong những xã có số trang trại chăn nuôi lớn nhất huyện Hậu Lộc. Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2020-2025, huyện Hậu Lộc đã tập trung chỉ đạo xã Minh Lộc tuyên truyền, vận động các hộ dân đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi cả về quy mô và số lượng, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường. Hiện nay, xã đã có 56 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm đạt tiêu chí theo Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong đó, hình thành 4 cụm trang trại gia cầm, 2 cụm trang trại nuôi lợn. Tiêu biểu như trang trại nuôi lợn thịt của gia đình ông Nguyễn Văn Tuấn ở thôn Minh Thành quy mô 1.000 con/lứa; trang trại nuôi gà của gia đình ông Nguyễn Văn Tơm ở thôn Minh Hải có quy mô 49.000 con/lứa... Các trang trại trên địa bàn xã đã áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong chăn nuôi, với hệ thống cung cấp thức ăn, nước uống tự động, chăn nuôi khép kín, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Nhiều trang trại trên địa bàn xã đã ký hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp.
Để đạt mục tiêu đến năm 2025 huyện Hậu Lộc có tổng đàn trâu, bò trên 7 nghìn con, tổng đàn lợn 35 nghìn con, đàn gia cầm trên 1,35 triệu con; thịt hơi các loại 22.500 tấn; sản lượng trứng gia cầm đạt 22,683 triệu quả..., huyện tiếp tục chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang mô hình trang trại chăn nuôi tập trung theo hướng công nghệ cao phù hợp với quy hoạch, tái cơ cấu và tích tụ đất đai cũng như quy hoạch NTM. Mở rộng và nâng cao chất lượng các chương trình tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi gắn với thực tiễn sản xuất, các quy trình chăn nuôi hiệu quả. Tăng cường phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ, từng bước hình thành sản phẩm chăn nuôi sạch. Kêu gọi doanh nghiệp ký hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho trang trại. Khuyến khích chuyển nhượng, tích tụ, tập trung đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả phù hợp với quy hoạch sang các mô hình phát triển trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô lớn theo hướng công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường.
Bài và ảnh: Thu Hòa
{name} - {time}
-
2024-11-24 07:00:00
Bản tin Tài chính 24/11: Giá vàng khởi sắc, tâm lý bi quan biến mất
-
2024-11-23 19:29:00
BIDV Bỉm Sơn tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2024
-
2024-09-20 09:00:00
Tập huấn phân biệt hàng thật - giả của nhãn hiệu Honda
Bản tin Tài chính 20/9: Giá vàng tăng mạnh, đồng USD thế giới quay đầu giảm sau động thái cắt giảm lãi suất
Nỗ lực hoàn thành mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP
Giá xăng E5 và RON95-III tăng nhẹ, hai mặt hàng dầu tiếp tục đi xuống
BĐBP Thanh Hóa triển khai đợt cao điểm đấu tranh chống khai thác IUU
Nguy cơ mất an toàn tại mặt bằng dự án khu dân cư đang triển khai thi công
Triển khai phương án phát triển ngành trồng trọt năm 2025 và sản xuất vụ đông năm 2024-2025
Trọn gói tiện ích, bay khắp thế giới cùng vé Vietjet Deluxe với ưu đãi lên đến 50%
Bản tin Tài chính 19/9: Giá vàng giảm mạnh sau chạm đỉnh cao nhất mọi thời đại
Tập trung chỉ đạo sản xuất ứng phó với các điều kiện thời tiết bất thuận