(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa có Cảng biển Nghi Sơn với quy mô hoạt động lớn, tuy nhiên tại đây cũng như trên địa bàn tỉnh chưa có quy hoạch các khu vực nhận chìm vật chất nạo vét gây khó khăn cho việc quản lý, kiểm soát, giảm thiểu những tác động ô nhiễm do quá trình nạo vét, đổ thải đến môi trường và các hệ sinh thái.

Hạn chế tác động của hoạt động nạo vét, nhận chìm đến môi trường biển

Thanh Hóa có Cảng biển Nghi Sơn với quy mô hoạt động lớn, tuy nhiên tại đây cũng như trên địa bàn tỉnh chưa có quy hoạch các khu vực nhận chìm vật chất nạo vét gây khó khăn cho việc quản lý, kiểm soát, giảm thiểu những tác động ô nhiễm do quá trình nạo vét, đổ thải đến môi trường và các hệ sinh thái.

Hạn chế tác động của hoạt động nạo vét, nhận chìm đến môi trường biểnHoạt động bốc dỡ hàng hóa tại Cảng biển Nghi Sơn.

Trước thực trạng trên, Chi cục Biển và Hải đảo, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã đề xuất và được UBND tỉnh giao thực hiện Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn về hoạt động nạo vét luồng hàng hải; đề xuất phân vùng xác định khu vực nhận chìm vật chất nạo vét tại vùng ven biển Thanh Hóa”.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Biển và Hải đảo Trịnh Ngọc Dũng, cho biết: Việc triển khai thực hiện đề tài nhằm đánh giá thực trạng hoạt động nạo vét luồng hàng hải và nhận chìm chất nạo vét tại vùng biển tỉnh Thanh Hóa; xây dựng được bản đồ phân vùng khu vực nhận chìm chất nạo vét tại vùng biển Khu Kinh tế Nghi Sơn. Đồng thời đề xuất giải pháp triển khai có hiệu quả hoạt động nạo vét luồng hàng hải và nhận chìm chất nạo vét nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường và hệ sinh thái. Cùng với đó là cung cấp các luận cứ khoa học, thực tiễn cho Sở TN&MT, Sở Giao thông - Vận tải, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa làm căn cứ xác định vị trí nhận chìm chất nạo vét, giúp giải quyết khắc phục khó khăn trong hoạt động cấp phép nhận chìm ở biển nhằm hạn chế những tác động của hoạt động nạo vét, nhận chìm đến môi trường biển, tăng hiệu quả khai thác các cảng biển khu vực Thanh Hóa.

Cũng theo ông Dũng, nhận chìm ở biển là một nội dung không thể thiếu trong bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Nhiều chất thải, vật thải như bùn cát nạo vét khi xây dựng cảng, duy trì luồng tàu, tàu thuyền cũ, hỏng... không thể thải ở trên bờ mà phải nhận chìm ở biển. Việc nhận chìm ở biển đã được quy định chi tiết trong Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 và Nghị định số 40/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Danh mục các chất được phép nhận chìm ở biển quy định trong Nghị định số 40/2016/NĐ-CP của Chính phủ hoàn toàn trùng khớp với danh mục các chất, bao gồm cả chất nạo vét được đổ xuống biển quy định trong Công ước Luân Đôn 1972 và Nghị định thư Luân Đôn 1996.

Để có cơ sở khoa học xác định các vị trí nhận chìm vật chất nạo vét tối ưu tại vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa, Chi cục Biển và Hải đảo đã thực hiện đánh giá hiện trạng các dự án nạo vét được đem đi nhận chìm tại vùng biển Nghi Sơn; hiện trạng các dự án nạo vét đưa đổ trên đất liền; thành phần chất nạo vét tại vùng biển Nghi Sơn; ảnh hưởng của hoạt động nhận chìm chất nạo vét tới tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái biển. Đánh giá hiện trạng chất lượng trầm tích, sinh vật, hải văn, địa hình đáy biển cụ thể tại 32 vị trí. Đồng thời sử dụng phương pháp GIS để xây dựng bản đồ đề xuất khu vực nhận chìm chất nạo vét tại vùng biển Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo tỷ lệ: 1/50.000; 1/10.000.

Dựa trên kết quả khảo sát, các lớp dữ liệu bản đồ nền cùng tất cả các dữ liệu được tích hợp trong môi trường GIS để xây dựng bản đồ đề xuất khu vực nhận chìm vật chất nạo vét tại vùng biển Nghi Sơn Thanh Hóa, Chi cục Biển và Hải đảo cũng như nhóm thực hiện đề tài đã xác định khu vực đề xuất nhận chìm tại vùng biển Khu Kinh tế Nghi Sơn như sau: Giai đoạn 2023 đến 2030 khoảng cách từ khu vực đề xuất nhận chìm đến đảo Hòn Mê là 6,5km; ranh giới khu bảo tồn biển Hòn Mê là 3km; Cảng Nam Nghi Sơn là 20km; Cảng Bắc Nghi Sơn là 25km. Diện tích khu vực đề xuất nhận chìm là 7.228 ha. Độ sâu khu vực đề xuất nhận chìm là -24m đến -26m. Khối lượng sức chứa là 72,28 triệu m3 (khi nhận chìm dày 1m từ -26m đến -25m). Giai đoạn 2030 đến 2045 khoảng cách từ khu vực đề xuất nhận chìm đến đảo Hòn Mê là 14,5km; ranh giới khu bảo tồn biển Hòn Mê là 11km; Cảng Nam Nghi Sơn là 27km; Cảng Bắc Nghi Sơn là 32,4km. Diện tích khu vực đề xuất nhận chìm là 5.710 ha. Độ sâu khu vực đề xuất nhận chìm là -26m đến -28m. Khối lượng sức chứa là 114 triệu m3 (khi nhận chìm dày 2m từ -25m đến -27m).

Ông Trịnh Ngọc Dũng cho biết, khu vực đề xuất nhận chìm tại vùng biển Khu Kinh tế Nghi Sơn đều đáp ứng được các tiêu chí đưa ra như là khoảng cách phù hợp, quãng đường vận chuyển không quá xa, đồng thời cũng không gần vùng bờ biển có khu du lịch và vùng biển có hoạt động nuôi trồng hải sản. Là vị trí có độ sâu tương đối đồng đều, có khả năng tiếp nhận với lượng lớn vật liệu nạo vét. Đặc biệt, khu vực nhận chìm có độ sâu từ -24m đến -28m, không cản trở giao thông và động lực biển. Tại khu vực nhận chìm không có dòng hải lưu và không có hệ sinh thái cần được bảo vệ; phương tiện sử dụng cho vận chuyển và nhận chìm vật liệu nạo vét có thể hoạt động dễ dàng...

Bài và ảnh: Phong Sắc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]