Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường
Từ sự nỗ lực, cố gắng của ngành giáo dục, sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền và sự đồng thuận của người dân, công tác phổ cập giáo dục (PCGD), xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần tạo chuyển biến, nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
Một hoạt động học của cô, trò Trường Mầm non Hưng Hộc (Hậu Lộc).
PCGD, xóa mù chữ là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho sự phát triển của quê hương, đất nước. Để mục tiêu PCGD đúng độ tuổi, đúng lộ trình, ngoài việc thành lập, thường xuyên kiện toàn ban chỉ đạo PCGD các cấp, ngành giáo dục tỉnh nhà đã chỉ đạo các trường học xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ này theo từng năm học. Đồng thời tích cực tham mưu cho chính quyền địa phương cũng như huy động xã hội hóa giáo dục đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng nhu cầu học tập của Nhân dân. Cùng với đó, ngành luôn quan tâm và thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho giáo viên, học sinh (HS), nhất là những giáo viên, HS thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn... Từ cách làm trên, cùng với sự đồng thuận của người dân, mục tiêu PCGD của tỉnh đã “gặt hái” được nhiều thành quả.
Tại các địa phương trên địa bàn huyện Hậu Lộc, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Ngọc Lặc..., mạng lưới trường lớp, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học ở cả 3 cấp học mầm non (MN), tiểu học và THCS đều đáp ứng tốt công tác giảng dạy, học tập của giáo viên và HS. Theo thống kê của Phòng Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Hậu Lộc, nhiều năm nay, 100% trẻ 5 tuổi trên địa bàn các xã, thị trấn đều được huy động đến trường, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 cũng đạt 100%. Đặc biệt, từ năm 2019, 100% xã, thị trấn của huyện đã đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi mức 3. Bên cạnh đó, để giữ vững kết quả PCGD THCS, ngành giáo dục huyện thường xuyên quan tâm, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học ở các đơn vị trường học; huy động HS ra lớp, không để xảy ra tình trạng HS bỏ học giữa chừng...
Thực hiện chủ trương PCGD MN cho trẻ 5 tuổi, từ năm 2012, huyện Hà Trung có 17 trường MN “cán đích”. Năm 2013 huyện có thêm 8 trường hoàn thành PCGDMN cho trẻ 5 tuổi. Trong năm 2013, huyện Hà Trung đã được tỉnh, ngành chức năng công nhận đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ 5 tuổi. Đến nay sau hơn 10 năm được công nhận, các đơn vị trường trong toàn huyện vẫn duy trì, giữ vững kết quả đã đạt được. Theo chia sẻ của lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Hà Trung, kết quả PCGDMN cho trẻ 5 tuổi không chỉ góp phần nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp về vai trò của giáo dục MN đối với sự nghiệp phát triển giáo dục, mà còn tạo động lực để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đảm bảo quyền lợi, chế độ, chính sách cho đội ngũ giáo viên. Từ đó mỗi cán bộ, giáo viên phấn đấu, nỗ lực nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, giúp trẻ, chuẩn bị tốt nhất cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tâm lý sẵn sàng cho bậc học cao hơn.
Đánh giá của Sở GD&ĐT cho thấy, với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân, công tác PCGD ở các cấp học, bậc học trên địa bàn tỉnh những năm qua luôn được duy trì với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Từ năm 2015, 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã đạt PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi. Ở cấp tiểu học, từ tháng 12/1997, Thanh Hóa đã đạt chuẩn quốc gia về PCGD tiểu học và chống mù chữ; tháng 12/2004 được công nhận là tỉnh đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi; tháng 12/2010 được công nhận đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1. Năm 2015, 2016 được công nhận đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 2 và đến cuối năm 2018 tỉnh được công nhận đạt chuẩn PCGD tiểu học đạt mức độ 3 - mức độ cao nhất hiện nay.
Đối với công tác PCGD THCS, từ trước năm 2012 Thanh Hóa đã được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn PCGD THCS. Sau nhiều năm cố gắng, nỗ lực đến năm 2021, tỉnh được Bộ GD&ĐT công nhận PCGD THCS đạt mức độ 2 tại Quyết định số 4991/QĐ-BGDĐT, ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Hiện toàn tỉnh có 24/26 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3. Riêng công tác xóa mù, 100% huyện, thị, thành phố duy trì đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 với tỷ lệ số người biết chữ từ 15 - 60 tuổi đạt 99,33%.
Cũng theo đánh giá từ Sở GD&ĐT, việc duy trì và nâng cao kết quả PCGD là cơ sở quan trọng để các địa phương, nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH quê hương, đất nước.
Bài và ảnh: Phong Sắc
{name} - {time}
-
2025-04-28 12:03:00
Ban hành quy định mới về dạy thêm, học thêm: Siết chặt quản lý, minh bạch tài chính
-
2025-04-26 16:44:00
Quan Sơn chú trọng xây dựng trường chuẩn quốc gia
-
2025-04-26 14:04:00
Việt Nam giành 6 huy chương Vàng thi Olympic Giao lưu Toán học Turkmenistan
Ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Trường Mầm non thị trấn Yên Cát tổ chức hoạt động trải nghiệm “Hào khí Việt Nam”
“Nuôi chữ” để “gieo chữ”
Phát huy vai trò của hội khuyến học trong xây dựng mô hình “Dòng họ học tập”
Cao Gia Group - D ẫn đầu xu hướng tạo đề thi trắc nghiệm online
Thanh Hóa sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Quan tâm chăm sóc sức khỏe học sinh
Trường TH, THCS và THPT FPT Thanh Hóa lan toả văn hoá đọc với Tuần lễ sách “Book week 2025”