Góp phần hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường (NS&VSMT) nông thôn đã giúp hàng nghìn gia đình trên địa bàn tỉnh có điều kiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình NS&VSMT. Qua đó, góp phần cải thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân nông thôn.
Giải ngân vốn tín dụng chính sách xã hội tại xã Nga Bạch (Nga Sơn).
Nga Sơn là một trong những huyện triển khai hiệu quả chương trình tín dụng chính sách cho vay NS&VSMT. Tính đến trung tuần tháng 8/2024, tổng dư nợ chương trình đạt gần 140 tỷ đồng, với 7.349 khách hàng đang vay vốn. Ông Cù Minh Thanh, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Nga Sơn cho biết: Xác định nguồn vốn chương trình có vai trò quan trọng để thực hiện tiêu chí môi trường trong XDNTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Bởi vậy, phòng giao dịch đặc biệt chú trọng tuyên truyền về ý nghĩa của chương trình NS&VSMT, mức cho vay mới. Đồng thời, ngân hàng đã phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, các tổ chức chính trị - xã hội để quản lý nguồn vốn, bảo đảm cho vay kịp thời, đúng đối tượng. Các hộ vay đều sử dụng vốn hiệu quả, đúng mục đích để đầu tư xây dựng các công trình như: bể chứa nước, bể lọc, nhà tắm, nhà vệ sinh tự hoại...
Chương trình tín dụng NS&VSMT của NHCSXH đã thực sự đi vào đời sống, giúp người dân khu vực nông thôn đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình nước sạch tại hộ. Trong ngôi nhà mới xây khang trang, chị Mai Thị Sen, thôn 1, xã Nga Tiến (Nga Sơn), phấn khởi cho biết: “Từ nguồn tiền dành dụm tiết kiệm và vay mượn người thân, tôi đã xây ngôi nhà mới khang trang. Được Hội LHPN xã giới thiệu vay vốn NHCSXH 20 triệu đồng từ chương trình cho vay NS&VSMT, tôi đã làm hệ thống đấu nối đường ống nước sạch và xây nhà vệ sinh. Công trình này giúp cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của gia đình tôi thuận tiện, môi trường sống sạch sẽ hơn, chất lượng cuộc sống được cải thiện”.
Cũng nhờ vốn vay theo chương trình này, gia đình ông Mai Trọng Sơn ở thôn 3, xã Liên Lộc (Hậu Lộc) đã có công trình vệ sinh cùng hệ thống nước sạch khép kín. Ông Liên cho biết: “Ba năm trước, gia đình tôi phải sử dụng chung một nhà vệ sinh cũ chật chội nên nhiều lúc rất bất tiện. Nhà tôi lại có cháu nhỏ nên việc nâng cấp, sửa chữa khu vệ sinh càng cần thiết, nhưng lúc ấy kinh tế gia đình khó khăn nên không làm được. Được tổ tiết kiệm và vay vốn hội nông dân xã giới thiệu, hướng dẫn, tôi đã hoàn thiện hồ sơ để vay vốn chính sách. Thủ tục đơn giản, không cần thế chấp tài sản, lại được vay tối đa trong 5 năm nên chỉ sau một thời gian ngắn gia đình tôi đã xây dựng được công trình vệ sinh hiện đại, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình”.
Chương trình cho vay NS&VSMT được triển khai từ năm 2006, với phương thức cho vay linh hoạt, thủ tục đơn giản, lãi suất thấp, phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế của người dân. Đối tượng cho vay theo chương trình này được mở rộng, không chỉ là hộ nghèo, đối tượng chính sách, mà mọi người dân khu vực nông thôn khi có nhu cầu đều được tiếp cận nguồn vốn vay. NHCSXH Thanh Hóa đã chỉ đạo phòng giao dịch các huyện xây dựng kế hoạch, cân đối vốn để thực hiện cho vay phù hợp với nhu cầu thực tế ở từng địa bàn các xã. Đồng thời, phối hợp với các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể các cấp tuyên truyền về lợi ích cũng như ý nghĩa của chương trình; lồng ghép kiểm tra, giám sát hộ vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho người dân vay đầu tư cải tạo, nâng cấp công trình vệ sinh và nước sạch đạt tiêu chuẩn.
Tính đến ngày 22/8/2024, dư nợ chương trình NS&VSMT tại NHCSXH Thanh Hóa đạt 2.367 tỷ đồng với 124.504 khách hàng còn dư nợ, xây dựng gần 98.000 công trình NS&VSMT. Để chương trình tín dụng NS&VSMT nông thôn đạt hiệu quả cao, vừa qua Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 10/2024/QĐ-TTg về tín dụng thực hiện cấp NS&VSMT nông thôn được thực hiện từ ngày 2/9/2024. Theo đó, đối tượng vay vốn là hộ gia đình tại vùng nông thôn chưa có công trình cấp nước, công trình vệ sinh hộ gia đình hoặc đã có nhưng bị hư hỏng cần phải xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa; với mức vay được điều chỉnh từ 10 triệu đồng/một loại công trình/khách hàng lên mức vay 25 triệu đồng/một loại công trình/khách hàng.
Với việc nâng hạn mức cho vay chương trình NS&VSMT đã giúp các hộ gia đình nông thôn có thêm nguồn lực đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo và sửa chữa công trình nước sạch và công trình vệ sinh đạt chuẩn. Qua đó, vừa giúp người dân nâng cao đời sống, vừa góp phần hoàn thành tiêu chí môi trường trong XDNTM tại các địa phương.
Bài và ảnh: Khánh Phương
{name} - {time}
-
2025-01-18 19:49:00
Huyện Thọ Xuân - hành trình đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung bộ (Bài 2): Quyết tâm, nỗ lực được đón ngày “hái quả”
-
2025-01-17 20:52:00
Huyện Thọ Xuân - hành trình đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung bộ (Bài 1): Bứt phá chuyển từ “lượng” sang “chất”
-
2024-08-25 15:33:00
Trên hành trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
Diện mạo nông thôn mới ở xã vùng khó
Xã miền núi Cao Ngọc quyết tâm đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024
Nâng cao đời sống người dân miền núi nhờ xây dựng nông thôn mới
Phát huy giá trị văn hóa trong xây dựng nông thôn mới ở Hậu Lộc
Bá Thước phát huy nội lực xây dựng nông thôn mới
Như Thanh phát triển hạ tầng giao thông trong xây dựng nông thôn mới
Diện mạo mới ở xã nông thôn mới nâng cao Định Tăng
Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở Hổ Thôn
Chọn thế mạnh để xây dựng NTM nâng cao