Giữ “sức khỏe” cho đất
Với quyết tâm xây dựng nền nông nghiệp bền vững, thời gian qua tỉnh Thanh Hóa đã có những giải pháp cụ thể nhằm hạn chế tình trạng đất bị thoái hóa, bạc màu, góp phần bảo vệ và phát triển sự đa dạng của hệ sinh vật có ích trong đất, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả và giá trị trong sản xuất nông nghiệp.
Anh Trương Ngọc Huy làm đất kết hợp bón phân hữu cơ nhằm hạn chế tình trạng đất thoái hóa, bạc màu.
Anh Trương Ngọc Huy ở xã Hải Long (Như Thanh) có hơn 1ha cây ăn quả các loại gồm mít, ổi, vải. Anh cho biết, những năm gần đây vườn cây ăn quả chậm phát triển hơn dẫn đến năng suất không cao. Nguyên nhân chính là do đất trồng bị thoái hóa, không giữ được sự tơi xốp, màu mỡ như trước đây. Để khắc phục tình trạng này anh đã xây dựng hệ thống kênh mương đưa nước về tưới tiêu, bón phân hữu cơ, phân chuồng từ trang trại gà của gia đình, hạn chế sử dụng hóa chất độc hại nhằm phục hồi đất.
Được biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất bị thoái hóa, bạc màu là do thói quen của người dân sử dụng nhiều phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật làm ô nhiễm môi trường đất, hủy hoại hệ sinh vật có ích trong đất, làm giảm độ tơi xốp, ảnh hưởng đến cây trồng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Hiện tổng diện tích gieo trồng hàng năm của tỉnh đạt gần 400 nghìn ha, tuy nhiên tỷ lệ phân bón hữu cơ được sử dụng trong sản xuất chỉ đạt dưới 10% tổng lượng phân bón sử dụng gây ra suy giảm về độ phì nhiêu của đất.
Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa Vũ Quang Trung, cho biết: Có thể khẳng định, Thanh Hóa đã đi trước một bước trong việc đánh giá hiện trạng và định hướng quản lý “sức khỏe” cho đất, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững. Nhiều đề án, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển sản xuất toàn diện đã được UBND tỉnh ban hành tạo môi trường thuận lợi để hình thành các chuỗi giá trị nông sản dựa trên lợi thế so sánh của từng vùng, miền, từng địa phương, từng ngành hàng. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ tài nguyên đất. Cùng với đó là hướng dẫn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm để duy trì môi trường xanh, sạch; đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ trong thu hoạch, chế biến nông sản...
Để bảo vệ môi trường, cải tạo đất đai, giảm phát thải khí nhà kính, mục tiêu đặt ra đến năm 2030 lượng phân bón hữu cơ được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp đạt từ 300 nghìn tấn/năm trở lên, toàn bộ diện tích sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn hữu cơ được sử dụng 100% phân bón hữu cơ; tại địa phương cấp huyện trên mỗi loại cây trồng chính có ít nhất 1 mô hình thâm canh sử dụng phân bón hữu cơ gắn với phát triển chuỗi giá trị.
Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Như Xuân Lê Tiến Đạt, cho biết: Chất lượng đất đai trên diện tích 15.891,21ha đất sản xuất nông nghiệp của huyện (gồm đất trồng cây hàng năm và lâu năm) đánh giá theo phân cấp chất hữu cơ trong đất thì đất nghèo chiếm 2.000,38ha, đất trung bình chiếm 12.456,000ha và đất giàu là 1.434,83ha. Để xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại gắn với phục hồi, bảo vệ đất, Như Xuân từng bước đánh giá, phân hạng mức độ thích hợp của từng loại đất đối với từng loại hình sử dụng đất nông nghiệp để bố trí hợp lý các loại cây trồng phù hợp; tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu theo các tiêu chuẩn, lựa chọn phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật vi sinh để chăm sóc cây trồng; ứng dụng rộng rãi các biện pháp khoa học - kỹ thuật tiên tiến, đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất nông nghiệp; thâm canh lúa cải tiến (SRI), ứng dụng công nghệ cao vào trồng trọt và phát triển vùng sản xuất chế biến an toàn theo chuỗi giá trị, quy trình thực hành sản xuất (VietGAP); xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, nhất là với vùng sản xuất tập trung, vùng rau an toàn, vùng nuôi trồng thủy sản.
Để hạn chế tình trạng đất bị thoái hóa, bạc màu, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương đã tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân phát triển nông nghiệp theo hướng thân thiện với môi trường, giảm sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế nguồn nguyên liệu sẵn có gắn với ứng dụng khoa học - công nghệ, góp phần đẩy mạnh sản xuất theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, cải tạo đất đai. Đến nay, xu hướng sản xuất nông nghiệp an toàn (VietGAP, hữu cơ, theo hướng hữu cơ) đã và đang phát triển mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, với 2.471,8ha sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP; 13,6ha đạt chứng nhận hữu cơ và khoảng 5.100ha sản xuất theo hướng hữu cơ. Bên cạnh đó, các đơn vị có liên quan quản lý chặt chẽ và thường xuyên tổ chức thanh, kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi gây ô nhiễm môi trường đất hoặc sử dụng đất không đúng mục đích, làm ảnh hưởng đến chất lượng và “sức khỏe” đất trồng trọt theo quy định của pháp luật.
Bài và ảnh: Anh Tuân
{name} - {time}
-
2024-11-24 08:59:00
Đề xuất những giải pháp căn cơ, toàn diện để nâng cấp hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
-
2024-11-24 07:00:00
Bản tin Tài chính 24/11: Giá vàng khởi sắc, tâm lý bi quan biến mất
-
2024-09-20 14:01:00
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính toàn diện bằng giải pháp công nghệ
Bảo vệ cây trồng trong mùa mưa bão
Kiên quyết không để tàu cá “3 không” ra khơi; xử lý dứt điểm tàu vi phạm mất kết nối hành trình
Hậu Lộc phát triển kinh tế trang trại bền vững gắn với bảo vệ môi trường
Tập huấn phân biệt hàng thật - giả của nhãn hiệu Honda
Bản tin Tài chính 20/9: Giá vàng tăng mạnh, đồng USD thế giới quay đầu giảm sau động thái cắt giảm lãi suất
Nỗ lực hoàn thành mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP
Giá xăng E5 và RON95-III tăng nhẹ, hai mặt hàng dầu tiếp tục đi xuống
BĐBP Thanh Hóa triển khai đợt cao điểm đấu tranh chống khai thác IUU
Nguy cơ mất an toàn tại mặt bằng dự án khu dân cư đang triển khai thi công