(Baothanhhoa.vn) - Giáo dục mầm non (GDMN) là cấp học đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ. Từ ý nghĩa đó, nhiều năm qua, ngành giáo dục tỉnh nhà luôn nỗ lực thực hiện có hiệu quả chương trình GDMN, quan tâm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, qua đó, không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Quan tâm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Giáo dục mầm non (GDMN) là cấp học đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ. Từ ý nghĩa đó, nhiều năm qua, ngành giáo dục tỉnh nhà luôn nỗ lực thực hiện có hiệu quả chương trình GDMN, quan tâm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, qua đó, không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Quan tâm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Một hoạt động giáo dục của cô, trò Trường Mầm non Xuân Hồng (Thọ Xuân).

Năm học 2022-2023, Trường Mầm non Xuân Hồng (Thọ Xuân) huy động hơn 570 trẻ ở các độ tuổi mầm non và nhà trẻ ra lớp. Theo kế hoạch của ngành, năm học này nhà trường tiếp tục thực hiện mục tiêu “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” ở tất cả các nhóm lớp nhằm xây dựng môi trường giáo dục tích cực cả trong và ngoài lớp học, để trẻ được “học mà chơi, chơi mà học”. Cô giáo Trần Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường Mầm non Xuân Hồng cho hay: Nhận thức rõ tầm quan trọng, nội dung và ý nghĩa của việc xây dựng trường học lấy trẻ làm trung tâm, nhà trường đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo giáo viên lựa chọn các hoạt động giáo dục đa dạng, linh hoạt, sáng tạo phù hợp từng độ tuổi, từng nhóm lớp nhằm phát huy cao nhất tính tích cực, sáng tạo và tạo mọi cơ hội cho trẻ được trải nghiệm các hoạt động trong quá trình học... Ngoài ra, nhà trường thường xuyên cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, phương pháp cũng như vận dụng thực tế các quan điểm lấy trẻ làm trung tâm vào giảng dạy; đồng thời tăng cường tham mưu, kêu gọi đầu tư cơ sở vật chất, tranh thủ sự ủng hộ kinh phí, đồ dùng, đồ chơi của các bậc phụ huynh học sinh đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ... Từ cách làm này, sau nhiều năm triển khai thực hiện, hoạt động dạy học lấy trẻ làm trung tâm đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Trong đó, môi trường bên trong và bên ngoài lớp học luôn bảo đảm xanh - sạch - đẹp - an toàn; giáo viên năng động hơn trong đổi mới cách thức tổ chức, phương pháp tiến hành các hoạt động giáo dục cho trẻ; học sinh say mê học tập, thích được đến trường, tự tin, sáng tạo. Nhiều năm qua tỷ lệ huy động trẻ từ 3 đến 5 tuổi của nhà trường luôn đạt 100%; tỷ lệ trẻ ở độ tuổi nhà trẻ đến trường đạt 40%.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện dạy học lấy trẻ làm trung tâm, các trường mầm non trên địa bàn TP Thanh Hóa cũng đã tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền đến phụ huynh học sinh và các tầng lớp Nhân dân trong việc xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Theo đó, nhiều trường học đã cải tạo, nâng cấp khuôn viên sân trường; xây dựng bồn hoa, cây cảnh, vườn cổ tích, bổ sung đồ dùng, đồ chơi tạo sự thay đổi toàn diện môi trường giáo dục như các trường: mầm non Búp Sen Xanh, mầm non Trường Thi B, mầm non Tân Sơn, mầm non Quảng Tâm... Đặc biệt, từ việc thực hiện mục tiêu lấy trẻ làm trung tâm, nhiều trường học đã xây dựng môi trường thân thiện ngay tại lớp học với nhiều màu sắc sinh động, trẻ được tham gia và tự khám phá khi hoạt động ở các góc hoạt động như: góc phân vai, góc xây dựng, góc sách truyện, góc thiên nhiên... Qua các góc học tập này, trẻ có thể lựa chọn học một mình hoặc theo nhóm, kích thích sự sáng tạo của cả cô và trò, từ đó trẻ hứng thú đến lớp và chủ động, tích cực hơn trong học tập. Cô giáo Nguyễn Thị Hương, Hiệu trưởng Trường Mầm non Quảng Tâm (TP Thanh Hóa) chia sẻ: Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có ý nghĩa rất lớn khi tạo cho trẻ một môi trường học tập tích cực, trẻ được tham gia cùng giáo viên trong mọi hoạt động giáo dục dựa trên nhu cầu, sự hứng thú cũng như khả năng của trẻ. Ở đây, vai trò tổ chức thực hiện của giáo viên được đặt lên hàng đầu. Quá trình triển khai dạy học lấy trẻ làm trung tâm không chỉ giúp trẻ được khám phá, trải nghiệm nhiều hoạt động học tập, vui chơi phong phú, thú vị, mà còn tạo cơ hội, điều kiện phát triển khả năng tư duy, giao tiếp và vốn ngôn ngữ cũng như ý thức làm việc nhóm...

Theo đánh giá của Phòng GDMN, Sở Giáo dục và Đào tạo, từ hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, nhiều trường mầm non trong tỉnh đã có sự thay đổi toàn diện về cảnh quan, môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học; đồng thời, làm tốt công tác tham mưu, công tác xã hội hóa trong xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan nhà trường. Hầu hết các trường đã tạo được không gian thoáng, các phòng học bảo đảm diện tích, đủ ánh sáng, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ. Số lượng góc chơi phù hợp từ 4 đến 5 góc với cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ. Đặc biệt, qua hoạt động giáo viên đã biết thiết kế góc chơi theo hướng mở, linh hoạt, sáng tạo, có nội dung chơi, tên góc rõ ràng, phù hợp. Nhiều đơn vị trường cũng đã phát hiện những cá nhân điển hình trong việc làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí nhóm lớp, tạo môi trường thân thiện cho giáo viên và trẻ cùng tham gia các hoạt động giáo dục. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và thực hiện phong trào xây dựng trường, lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn.

Bài và ảnh: Lê Phong


Bài và ảnh: Lê Phong

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]