Giám sát, phản biện xã hội theo hướng coi trọng thực chất, hiệu quả
Thời gian qua, MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên trong tỉnh đã nỗ lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội (GS, PBXH) theo hướng coi trọng thực chất, hiệu quả.
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo thông báo của Ủy ban MTTQ tỉnh tại kỳ họp thường lệ giữa năm 2025, HĐND tỉnh khóa XVIII.
Hàng năm, căn cứ chương trình đã được Tỉnh ủy phê duyệt và tình hình thực tế tại địa phương, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội đã xây dựng kế hoạch triển khai chương trình GS, PBXH; phân công trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị liên quan. Theo đó, MTTQ các cấp sẽ chủ trì tổ chức các hoạt động GS, PBXH, đồng thời góp ý đối với các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án của tỉnh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
Từ năm 2024 đến nay, MTTQ các cấp đã tổ chức PBXH đối với 1.105 dự thảo văn bản của các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh; trong đó, phản biện bằng hình thức tổ chức hội nghị là 163 cuộc; thông qua hình thức nghiên cứu văn bản là 346 cuộc. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức PBXH đối với 29 dự thảo tờ trình của UBND, dự thảo nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND tỉnh; đề án của các sở, ngành cấp tỉnh.
Đặc biệt, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức hội nghị phản biện dự thảo Quyết định của UBND tỉnh ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh và dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước CHXNCN Việt Nam năm 2013 trong hệ thống MTTQ các cấp trên địa bàn tỉnh. Tổ chức điểm cầu tại Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh về PBXH đối với dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức. Kết quả PBXH được cấp ủy, chính quyền đánh giá cao, đồng thời chỉ đạo cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu chọn lọc, góp phần nâng cao chất lượng các văn bản dự thảo và cơ chế, chính sách.
Hoạt động giám sát của MTTQ các cấp được triển khai thực hiện bảo đảm theo kế hoạch đề ra, đi vào nền nếp, chất lượng được nâng lên; giám sát những vấn đề bức xúc, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện các nội dung kiểm tra, giám sát theo chương trình, kế hoạch đã đề ra. Đồng thời hướng dẫn MTTQ cơ sở triển khai bằng nhiều hình thức, phù hợp với điều kiện thực tế của từng cấp, từng địa phương, đảm bảo sự hài hòa cho cả đoàn giám sát và đối tượng được giám sát. Chương trình giám sát tập trung vào các nội dung: Việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ đảng viên. Việc thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thực hiện các dự án do Công ty TNHH SoTo làm chủ đầu tư. Việc thực hiện tập trung phát triển nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số theo Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị. Trách nhiệm của chủ tịch UBND các cấp trong việc thực hiện về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân...
Cũng trong thời gian này, MTTQ các cấp tổ chức giám sát được 1.372 cuộc; tham gia phối hợp giám sát với các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp là 2.134 cuộc. Trong đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã xây dựng kế hoạch và thực hiện giám sát bằng hình thức nghiên cứu văn bản đối với việc triển khai, thi hành các quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của người đứng đầu trong việc triển khai Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với thực hiện Quy định số 124-QĐ/TW ngày 02/8/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại một số địa phương. Tham gia đoàn giám sát với Đoàn ĐBQH về giám sát nguồn nhân lực; tham gia giám sát và kiểm sát với Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh.
Sau giám sát, MTTQ các cấp đều có báo cáo và kiến nghị gửi đến các cơ quan, đơn vị được giám sát báo cáo trả lời theo hướng dẫn. Đa số các cơ quan, đơn vị được giám sát chỉ đạo các bộ phận chuyên môn điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót, hạn chế theo chính sách, pháp luật thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý.
Bên cạnh đó, MTTQ các cấp còn vận động Nhân dân phát huy quyền giám sát của mình thông qua hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng. Từ năm 2024 đến nay, các ban thanh tra Nhân dân đã giám sát 1.128 vụ việc, kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết 893 vụ việc; các ban giám sát đầu tư của cộng đồng giám sát 1.248 công trình, dự án, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết 798 công trình, dự án có ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư.
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Nguyễn Thị Phương cho biết: “Hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao nhận thức và hành động của các cấp ủy, chính quyền và người dân. Với hình thức ngày càng linh hoạt, nội dung và đối tượng giám sát phù hợp, tăng cường giám sát các vụ việc ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân; kết quả giám sát sát sao, khách quan, kiến nghị rõ ràng, đã góp phần khẳng định vai trò, vị trí của mặt trận trong tình hình mới”.
Bài và ảnh: Phan Nga
{name} - {time}
-
2025-07-18 21:32:00
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho hội viên phụ nữ
-
2025-07-18 15:05:00
Những nội dung quan trọng tại Hội nghị thứ 12 BCH Trung ương Đảng khóa XIII
-
2025-07-18 09:38:00
Tổng Bí thư: Xác định cho được mục tiêu tổng quát và các đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tới
Khai mạc Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Dấu ấn Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 5
Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo, không để phát sinh điểm nóng
Trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm
Tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện, xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
Trung tâm Phục vụ hành chính công xã Vĩnh Lộc hoạt động thông suốt
Trung tâm phục vụ hành chính công cấp xã: Bước chuyển lớn của nền hành chính phục vụ