(Baothanhhoa.vn) - Trước thực trạng nhu cầu vật liệu xây dựng (đất, đá, cát...) cho các dự án trên địa bàn tỉnh ngày càng cao, dẫn đến một số đơn vị, doanh nghiệp cố tình vi phạm các quy định trong khai thác nhằm trục lợi về tài nguyên khoáng sản (TNKS).

Giải pháp nào ngăn trục lợi về tài nguyên khoáng sản?

Trước thực trạng nhu cầu vật liệu xây dựng (đất, đá, cát...) cho các dự án trên địa bàn tỉnh ngày càng cao, dẫn đến một số đơn vị, doanh nghiệp cố tình vi phạm các quy định trong khai thác nhằm trục lợi về tài nguyên khoáng sản (TNKS).

Giải pháp nào ngăn trục lợi về tài nguyên khoáng sản?Một mỏ khai thác đất tại xã Trường Minh, huyện Nông Cống.

Khai thác ngoài phạm vi mỏ, vượt trữ lượng

Ngày 29/5, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2194/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Đại Lâm có địa chỉ tại xã Trường Lâm, thị xã Nghi Sơn về hành vi khai thác khoáng sản vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác, với số tiền 170 triệu đồng. Đơn vị đã khai thác vượt từ 0,5ha đến dưới 1ha (vượt 9.022,9m2) tại mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc 2 xã Trường Lâm, Tân Trường. Đồng thời, yêu cầu Công ty CP Đại Lâm phải nộp lại số lợi bất hợp pháp là hơn 76 triệu đồng.

Trước đó, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã ban hành nhiều quyết định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến các hoạt động khai thác TNKS. Cụ thể, tại Quyết định 898/QĐ-XPHC ngày 5/3/2024 xử phạt đối với Công ty CP Công nghệ mỏ Thanh Hóa có địa chỉ tại phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn do khai thác vượt công suất được phép khai thác hằng năm. Cụ thể, năm 2022 công ty khai thác vượt công suất 321% và năm 2023 vượt 80,6%, vi phạm tại Điểm b, Khoản 5, Điều 41, Nghị định 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về quy định tài nguyên nước và khoáng sản, mức phạt 500 triệu đồng.

Hay như, Quyết định số 658/QĐ-XPHC ngày 6/2/2024 về xử phạt hành chính đối với Tổng Công ty CP Đầu tư xây dựng Minh Tuấn có địa chỉ tại số 45 phố Cao Sơn, phường An Hưng (TP Thanh Hóa) vì đã khai thác khoáng sản vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác, mức phạt là 350 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn, buộc đơn vị phải cải tạo, phục hồi môi trường...

Có thể thấy, các hành vi vi phạm trong khai thác, chế biến TNKS trên địa bàn tỉnh chủ yếu là khai thác khoáng sản khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép; khai thác vượt quá phạm vi ranh giới cho phép; khai thác vượt quá công suất; khai thác vượt ra ngoài diện tích, ranh giới; không thực hiện thống kê, kiểm kê, báo cáo sản lượng khai thác đối với hoạt động khai thác khoáng sản...

Đồng bộ nhiều giải pháp

Huyện Nông Cống có 17 mỏ được UBND tỉnh cấp phép hoạt động khai thác TNKS. Để nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản, Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nông Cống Lê Hùng Sơn cho biết: Ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về Luật Khoáng sản đến các chủ mỏ, UBND huyện đã thành lập các đoàn kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị chức năng tăng cường công tác nắm bắt thông tin từ quần chúng Nhân dân; thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong khai thác TNKS. Trong năm 2023, các đoàn kiểm tra của huyện đã phát hiện và tiến hành lập biên bản, xử phạt 4 doanh nghiệp vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản, với tổng số tiền gần 400 triệu đồng. Hiện nay, các doanh nghiệp đã tuân thủ một cách nghiêm túc trong hoạt động TNKS.

Tại huyện Thọ Xuân, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng Lê Đình Hảo cho biết: Các điểm mỏ trên địa bàn đã được yêu cầu lắp đặt trạm cân tải trọng và hệ thống camera giám sát. Nhờ đó, công tác quản lý trong khai thác TNKS được chặt chẽ, ngăn chặn tình trạng vi phạm quy định để trục lợi. Riêng hệ thống camera sẽ được truyền trực tiếp về 3 đơn vị, gồm Công an huyện, Chi cục Thuế khu vực Thọ Xuân - Thường Xuân và Phòng Kinh tế - Hạ tầng để kiểm soát việc khai thác đúng quy định và tránh thất thu thuế tài nguyên từ việc khai thác trái phép.

Nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động khoáng sản, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 14848/UBND-CN ngày 4/10/2023 về tiếp tục tăng cường quản lý Nhà nước trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm các quy định có liên quan trong lĩnh vực hoạt động khai thác khoáng sản theo Luật Khoáng sản.

Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường, tăng cường thanh, kiểm tra đối với các chủ mỏ vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản; kiên quyết tham mưu thu hồi giấy phép nếu đủ điều kiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật; quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu và cơ chế giám sát quyền lực của người đứng đầu trong từng khâu, từng công việc, từng vị trí tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực. Đồng thời, giao Công an tỉnh bố trí lực lượng thực hiện tốt công tác nắm bắt tình hình, quyết liệt đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các doanh nghiệp, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thuế, khoáng sản...

Bài và ảnh: Đình Giang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]