(Baothanhhoa.vn) - Tâm lý bất mãn là một trạng thái nguy hiểm dễ bị kẻ xấu lợi dụng hòng gây chia rẽ, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ cơ quan, đơn vị, tổ chức cũng như gây bất ổn xã hội...

Đừng để “tâm lý bất mãn” thành cơ hội để thế lực thù địch lợi dụng chống phá

Tâm lý bất mãn là một trạng thái nguy hiểm dễ bị kẻ xấu lợi dụng hòng gây chia rẽ, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ cơ quan, đơn vị, tổ chức cũng như gây bất ổn xã hội...

Đừng để “tâm lý bất mãn” thành cơ hội để thế lực thù địch lợi dụng chống pháTrạng thái tâm lý tiêu cực là một trong các nguồn cơn bị lợi dụng dẫn đến phát tán các thông tin xấu, độc trên không gian mạng. (Ảnh chụp từ internet).

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trạng thái tâm lý bất mãn, song có lẽ nguyên nhân chính vẫn xuất phát từ sự bất mãn của những người không được toại nguyện theo nhu cầu bản thân nên sinh ra trạng thái buồn, chán nản, thậm chí là bất mãn dẫn đến những tư tưởng và hành động lệch lạc. Thực trạng này thể hiện rõ nét nhất trong môi trường cơ quan Nhà nước, gắn với trường hợp những cá nhân chưa được cất nhắc, đề bạt, bổ nhiệm hay chưa được vào biên chế, nâng lương, tăng lương, không được đánh giá cao trong công việc...

Đáng lo ngại, có cả những cán bộ, đảng viên thay vì thể hiện tính tiền phong, gương mẫu tích cực, hăng hái trong công việc thì lại có trạng thái tiêu cực, đi đâu, ngồi đâu cũng tập trung nói xấu lãnh đạo cấp trên, bôi xấu đồng nghiệp... dẫn đến ảnh hưởng chất lượng công tác, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ và uy tín của cơ quan, đơn vị, địa phương. Do vậy, nếu những trạng thái tâm lý này không sớm được phát hiện kịp thời, nắm bắt, giải tỏa tâm tư sẽ sớm trở thành một căn bệnh bất mãn kinh niên, rất nguy hiểm cho sự ổn định của cơ quan, đơn vị.

Đặc biệt, nguy hại hơn cả chính là từ trạng thái tâm lý bất mãn sẽ tạo cơ hội để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng, sử dụng làm lực lượng xung kích, tiên phong để gây chia rẽ, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ cơ quan, đơn vị, tổ chức cũng như gây bất ổn xã hội, thậm chí là để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm lật đổ chế độ.

Theo thống kê, ở nước ta hiện có khoảng gần 80 triệu người dùng internet. Sự phát triển mạnh mẽ của internet, nhất là các nền tảng mạng xã hội khiến các thông tin xấu, độc có cơ hội luồn lách, đi sâu vào đời sống của mỗi con người. Thông qua đó, các thế lực thù địch, phản động cũng triệt để lợi dụng để đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, bịa đặt, dựng chuyện, thổi phồng những sai lầm, thiếu sót của một số cán bộ, đảng viên, qua đó gây hoang mang, mất niềm tin, tạo bức xúc trong dư luận xã hội và kích động gây rối, gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Thực tế, cuộc chiến tranh ý thức hệ do chủ nghĩa đế quốc phát động nội dung chủ yếu là tấn công vào lòng người, đánh vào trận địa chính trị, tư tưởng - văn hóa của các nước XHCN. Các nhà tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc đã tổng kết: “Một đài phát thanh cũng có thể bình định xong một đất nước”, “Một đô-la chi cho tuyên truyền có tác dụng ngang với 5 đô-la chi cho quốc phòng”; “Kích động vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo là bốn đòn đột phá, bốn mũi xung kích để chọc thủng mặt trận tư tưởng chính trị”.

Trong cuốn sách “Năm 1999 - chiến thắng không cần chiến tranh”, nguyên Tổng thống Mỹ R. Ních-xơn đã tuyên bố: “Mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết định nhất”, “Toàn bộ vũ khí của Mỹ, các hoạt động mậu dịch, viện trợ, quan hệ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng”, “Cái sẽ có tác dụng quyết định đối với lịch sử là tư tưởng, chứ không phải là vũ khí”,...

Nhận thức được thực trạng trên, về phía các cơ quan, đơn vị, địa phương cần quan tâm xây dựng lối suy nghĩ tích cực, lối sống tích cực trong cơ quan, đơn vị, địa phương. Cán bộ, đảng viên phải tích cực nêu gương, phải là những tấm gương sáng về công tác, lao động, học tập để tạo niềm tin cho tập thể, cho quần chúng, Nhân dân. Kịp thời nắm bắt tâm lý, tình cảm, đời sống cá nhân của từng cán bộ, nhân viên trong cơ quan, đơn vị mình, từ đó có giải pháp cụ thể để giải quyết.

Song song với đó, cần quan tâm, giải quyết tốt các chế độ, chính sách cho cán bộ, đảng viên, quân nhân, công chức, viên chức, người lao động. Lãnh đạo đơn vị nên thường xuyên động viên, thăm hỏi, giải quyết tốt các vướng mắc phát sinh trong quá trình công tác, lao động, học tập, sinh hoạt của đội ngũ cán bộ, nhân viên thuộc quyền. Chủ động cung cấp thông tin chính thống, giải đáp kịp thời mọi thắc mắc của cán bộ, nhân viên trong cơ quan, đơn vị. Trước những sự kiện phức tạp, nhạy cảm thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận, các cơ quan chức năng cần thông tin kịp thời, chính xác cho công chúng và định hướng suy nghĩ, hành động theo hướng có lợi cho Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả kiểm soát, quản lý thông tin, phòng, chống tin giả, tin đồn, thông tin xấu độc trên không gian mạng. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong kiểm tra, xác minh, điều tra, truy vết và xác định các hành vi, đối tượng có biểu hiện thông tin sai trái, xuyên tạc để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Còn về phía mỗi cán bộ, đảng viên, nhân viên, người lao động cũng như mỗi người trong xã hội cũng cần luôn tỉnh táo nhận diện, nâng cao sức “đề kháng” trước các thông tin xấu, độc. Cần luôn giữ một tinh thần lạc quan, một năng lượng tích cực, hết sức tránh sa vào trạng thái tâm lý tiêu cực để không trở thành nạn nhân cũng như “quân cờ” bị lợi dụng của các thế lực thù địch.

Bài và ảnh: Lê Phượng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]